Tạp chí Lịch sử Đảng
Menu

Trao đổi

Quá trình thực hiện chính sách dân tộc của tỉnh Đắk Lắk (2003 - 2024)

30/09/2024 - 39 lượt xem
Tóm tắt: Đắk Lắk là tỉnh ở trung tâm khu vực Tây Nguyên, có vị trí địa lý đặc biệt quan trọng về an ninh, chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội, quốc phòng của cả nước. Tỉnh Đắk Lắk ngày nay được chia tách từ tỉnh Đắk Lắk trước đây theo Nghị quyết số 22/2003/QH11, ngày 26-11-2003, của Quốc hội khóa XI. Tổng diện tích tự nhiên của tỉnh là 13.125,37 km2, dân số khoảng 1,9 triệu người, với 49 dân tộc cùng sinh sống, chiếm 35,7% tổng dân số, trong đó các các dân tộc thiểu số tại chỗ, như Êđê, Giarai, Mnông phân bố ở đều khắp các xã, phường, thị trấn trên địa bàn toàn tỉnh. Qua hơn 20 năm (2003-2024), thực hiện chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước, tỉnh Đắk Lắk đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, tạo ra bước tiến đáng kể về kinh tế, văn hóa, ổn định chính trị và an sinh xã hội. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được, vẫn còn một số khó khăn, hạn chế.

Từ khóa: Chính sách dân tộc; dân tộc thiểu số; tỉnh Đắk Lắk; 2003 - 2024

Chủ trương của Đảng về phát triển nông nghiệp, bảo đảm an ninh lương thực (2008-2023)*

30/09/2024 - 23 lượt xem
Tóm tắt: Lương thực là nhu cầu thiết yếu của con người và là vấn đề quan trọng của mỗi quốc gia. Việt Nam là quốc gia có điều kiện thuận lợi phát triển nông nghiệp, bảo đảm an ninh lương thực cho nhân dân. Trong những năm 2008-2023, Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách phát triển nông nghiệp nhằm bảo đảm an ninh lương thực, phù hợp với tình hình thực tế, góp phần vào việc ổn định tình hình kinh tế - xã hội của đất nước. Bài viết làm rõ chủ trương của Đảng và chính sách của Nhà nước về phát triển nông nghiệp, đảm bảo an ninh lương thực trong những năm 2008-2023; những kết quả đạt được và đề xuất một số vấn đề cần tiếp tục thực hiện trong thời gian tới.

Từ khóa: Chủ trương của Đảng; phát triển nông nghiệp; an ninh lương thực; 2008-2023

Một số giải pháp phát hiện, bồi dưỡng, tổng kết, nhân rộng điển hình tiên tiến nhằm đổi mới công tác thi đua, khen thưởng trong khối các cơ quan của Đảng

25/09/2024 - 92 lượt xem
Tóm tắt: Phát hiện, bồi dưỡng, tổng kết, nhân rộng điển hình tiên tiến nhằm đổi mới công tác thi đua, khen thưởng trong phong trào thi đua khối các cơ quan của Đảng từ năm 2014 đến nay là nội dung, biện pháp quan trọng để nâng cao chất lượng công tác thi đua, khen thưởng ở nước ta hiện nay. Bài viết tập trung làm rõ những giải pháp cơ bản để nâng cao hơn nữa công tác phát hiện bồi dưỡng, tổng kết, nhân rộng điển hình tiên tiến nhằm đổi mới công tác thi đua, khen thưởng trong phong trào thi đua khối các cơ quan của Đảng trong thời gian tới, góp phần vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa

Từ khoá: Giải pháp; phát hiện, bồi dưỡng; điển hình tiên tiến; phong trào thi đua; khối các cơ quan của Đảng

Kết quả và kinh nghiệm thực hiện an sinh xã hội của tỉnh Bình Định (2012-2022)

31/08/2024 - 1.804 lượt xem
Tóm tắt: An sinh xã hội là các chính sách, chương trình của Nhà nước hỗ trợ phúc lợi cho người dân. Ngày 10-6-2012, Ban Chấp hành Trung ương ban hành Nghị quyết số 15-NQ/TW, Hội nghị Trung ương 5 khóa XI “Một số vấn đề về chính sách xã hội giai đoạn 2012-2020”. Nghị quyết đã đưa ra những quan điểm, chủ trương của Đảng về an sinh xã hội mở đường cho việc thực hiện an sinh xã hội bước vào giai đoạn mới. Bình Định là tỉnh duyên hải Nam Trung bộ, chịu nhiều ảnh hưởng của cuộc chiến tranh chống Mỹ, cứu nước.Trên cơ sở đó, Đảng bộ tỉnh Bình Định đã quán triệt lãnh đạo đẩy mạnh thực hiện thực hiện an sinh xã hội và đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, những kinh nghiệm quý.

Từ khóa: Tỉnh Bình Định; an sinh xã hội; kết quả và kinh nghiệm; 2012 - 2022

Khu Vĩnh Linh chiến đấu chống chiến tranh phá hoại của đế quốc mỹ (1965 - 1968), chi viện sức người, sức của, góp phần giải phóng tỉnh Quảng Trị năm 1972

31/08/2024 - 91 lượt xem
Tóm tắt: Ngày 28-5-1955, Ban Bí thư Trung ương ra Nghị quyết số 16-NQ/TW thành lập Đảng uỷ Khu Vĩnh Linh ngang hàng với đảng ủy cấp tỉnh. Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, từ năm 1965, đế quốc Mỹ leo thang bắn phá miền Bắc, địa bàn Khu Vĩnh Linh đã phải hứng chịu một khối lượng bom đạn khổng lồ. Với tinh thần “một tấc không đi, một ly không rời” của tuyến đầu của hậu phương miền Bắc, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ Khu Vĩnh Linh, quân và dân trên đại bàn đã anh dũng chiến đấu chống chiến tranh phá hoại của Mỹ và làm tốt nghĩa vụ hậu phương đối với miền Nam; đóng góp sức người, sức của, góp phần giải phóng hoàn toàn tỉnh Quảng Trị (1972).

Từ khóa: Khu Vĩnh Linh; chiến tranh phá hoại; chi viện sức người, sức của; giải phóng Quảng Trị

Tỉnh Thừa Thiên Huế thực hiện công tác bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa (2010-2024)

31/08/2024 - 129 lượt xem
Tóm tắt: Tỉnh Thừa Thiên Huế là địa phương có nhiều di sản văn hóa được UNESCO công nhận là di sản thế giới và di sản khu vực. Bên cạnh đó là hệ thống phong phú và đa dạng các loại hình di tích lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh, khảo cổ… được xếp hạng di sản cấp quốc gia và cấp tỉnh. Trong quá trình xây dựng tỉnh Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương, phát huy giá trị của các di sản văn hóa được xác định là nguồn lực đặc biệt quan trọng, là động lực phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh. Giai đoạn 2010-2024, Đảng bộ, chính quyền tỉnh Thừa Thiên Huế đã đề ra nhiều chủ trương, chính sách đẩy mạnh công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa Huế, tạo ra sự phát triển bền vững của đô thị di sản, đạt nhiều kết quả quan trọng và để lại nhiều bài học kinh nghiệm có giá trị.

Từ khóa: Thừa Thiên Huế; di sản văn hóa; bảo tồn, phát huy giá trị

Đào tạo nghề cho lao động nông thôn (1986 - 2024) - Một số kết quả và kinh nghiệm

31/08/2024 - 74 lượt xem
Tóm tắt: Nông nghiệp, nông dân, nông thôn có vị trí chiến lược quan trọng trong quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, trong đó, vấn đề đào tạo nghề cho lao động nông thôn luôn được Đảng quan tâm và chỉ đạo sát sao, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân. Trước bối cảnh tác động của Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, ngày 10-7-2024, Ban Bí thư đã ban hành Chỉ thị số 37-CT/TW “Về đổi mới công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn”, cho thấy Đảng ngày càng nhận thức sâu sắc hơn về vấn đề đào tạo nghề cho lao động nông thôn trong tình hình mới. Bài viết tập trung làm rõ chủ trương của Đảng từ năm 1986 đến năm 2024 về công tác đào tạo nghề cho lao động ở nông thôn, những kết quả đạt được và đúc rút một số kinh nghiệm trong quá trình lãnh đạo của Đảng.

Từ khóa: Đào tạo nghề; lao động nông thôn; kết quả; kinh nghiệm; 1986-2024

Tư duy lý luận của Đảng về phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa trong thời kỳ đổi mới

29/08/2024 - 158 lượt xem
Tóm tắt: Trong quá trình thực hiện đường lối đổi mới từ năm 1986 đến nay, Việt Nam đã chuyển đổi thành công từ thể chế kinh tế kế hoạch hóa tập trung, quan liêu bao cấp sang thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Quá trình chuyển đổi thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam là sự đột phá tư duy lý luận của Đảng. Thực hiện phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng trên các lĩnh vực, nhất là lĩnh vực kinh tế. Đó là kết quả của quá trình nhận thức, tìm tòi, sáng tạo của Đảng. Bài viết tập trung làm rõ quá trình phát triển tư duy lý luận của Đảng về phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa từ năm 1986 đến nay và những thành tựu đạt được.

Từ khóa: Tư duy lý luận; kinh tế thị trường; đổi mới

Đường Hồ Chí Minh - đường trường sơn trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước

27/08/2024 - 319 lượt xem
Tóm tắt: Tháng 5-1959, Đảng quyết định thành lập Đoàn 559, mở con đường bí mật xuyên dãy Trường Sơn để bảo đảm yêu cầu chi viện cho cách mạng miền Nam. Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, con đường mang tên Hồ Chí Minh - đường Trường Sơn đóng vai trò to lớn, chi viện sức người, sức của từ hậu phương lớn miền Bắc cho tiền tuyến lớn miền Nam và chiến trường Lào, Campuchia, góp phần đưa cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước đến thắng lợi.

Từ khóa: Đường Hồ Chí Minh - đường Trường Sơn; Đoàn 559; kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.

Quân và dân Tây Nguyên phối hợp “chia lửa” với mặt trận Điện Biên Phủ

31/07/2024 - 90 lượt xem
Tóm tắt: Tây Nguyên là địa bàn chiến lược quan trọng ở Nam Đông Dương, để ngăn cản cuộc hành quân Átlăng nhằm đánh chiếm, bình định vùng tự do Liên khu V của quân Pháp, Trung ương Đảng và Bộ Tổng tham mưu quyết định lựa chọn Tây Nguyên là một trong những hướng tấn công của quân ta trong cuộc tiến công chiến lược Đông - Xuân 1953-1954. Mặc dù còn nhiều khó khăn, song dưới sự lãnh đạo của Khu ủy Khu V, quân và dân Tây Nguyên đã chiến đấu mưu trí và kiên cường, chủ động tấn công quân Pháp trên toàn vùng, tiêu biểu là chiến dịch đánh quân Pháp ở Bắc Tây Nguyên và phát triển chiến tranh du kích rộng khắp vùng, buộc quân Pháp phải điều lực lượng đi đối phó, góp phần làm cho kế hoạch H. Navarre của Pháp bị đảo lộn. Với tinh thần chiến đấu kiên cường, quân và dân Tây Nguyên đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ “chia lửa” với cả nước, góp phần làm nên chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ năm 1954.

Từ khóa: Tây Nguyên; Điện Biên Phủ; Đông Dương; Đông - Xuân 1953 -1954

Quá trình Đảng lãnh đạo đàm phán, ký kết và đấu tranh đòi thi hành Hiệp định Genève

30/07/2024 - 192 lượt xem
Tóm tắt: Đấu tranh ngoại giao của Việt Nam để kết thúc cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp chủ yếu diễn ra ở Hội nghị Genève (Thụy Sĩ), một hội nghị quốc tế đa phương nhằm giải quyết vấn đề Đông Dương. Tại hội nghị này, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tham gia với tư cách là khách mời. Thỏa thuận đạt được ở Hội nghị không chỉ phản ánh kết quả của đấu tranh quân sự của Việt Nam, mà còn phụ thuộc vào ý đồ chiến lược của các bên tham gia đàm phán, dù họ không trực tiếp tham chiến. Trong trường hợp này, Đảng Lao động Việt Nam đã cố gắng tối đa, bao gồm cả việc kết hợp giữa đấu tranh tại hội nghị ở ngoài nước và lãnh đạo về tư tưởng ở trong nước từ giai đoạn chuẩn bị đàm phán, thực hiện đàm phán, ký kết hiệp định đến việc đấu tranh đòi thi hành những điều đã cam kết.

Từ khóa: Đảng lãnh đạo; đàm phán; ký kết; đấu tranh; Hiệp định Genève

Đảng bộ tỉnh Điện Biên lãnh đạo công tác giáo dục - đào tạo nguồn nhân lực (2012-2021)

28/07/2024 - 120 lượt xem
Tóm tắt: Điện Biên là tỉnh miền núi, biên giới, có diện tích tự nhiên 9.562,9 km2, gồm 19 dân tộc sinh sống, với dân số trên 57 vạn người1. Đây là địa phương có chung đường biên giới với Lào và Trung Quốc, có vị trí chiến lược quan trọng về quốc phòng, an ninh ở khu vực Tây Bắc của Tổ quốc. Đảng bộ tỉnh Điện Biên xác định đào tạo, phát triển nguồn nhân lực là một trong những khâu đột phá chiến lược, đặc biệt chú trọng giáo dục phổ thông; đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức cho hệ thống chính quyền địa phương và đào tạo nghề nghiệp. Dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Điện Biên, công tác giáo dục, đào tạo nguồn nhân lực (2012-2021) đạt được những kết quả tích cực, góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế-xã hội địa phương.

Từ khóa: Đảng bộ tỉnh Điện Biên; đào tạo, phát triển nguồn nhân lực; phát triển kinh tế; 2012-2021

Một số kết quả hoạt động ngoại giao của Việt Nam (1945-2024)

28/06/2024 - 296 lượt xem
Tóm tắt: Kể từ năm 1945 đến nay, cách mạng Việt Nam đã trải qua nhiều giai đoạn đấu tranh để giành, giữ, bảo vệ nền độc lập, tự do của dân tộc và xây dựng đất nước. Trong suốt quá trình đó, đứng vững trên nền tảng Chủ nghĩa Mác-Lênin và Tư tưởng Hồ Chí Minh, ngoại giao Việt Nam đã giành được những thành tựu to lớn, góp phần quan trọng vào sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc. Bài viết điểm qua một số kết quả hoạt động ngoại giao của Việt Nam kể từ khi giành được độc lập đến nay.

Từ khóa: Ngoại giao Việt Nam; một số kết quả; 1945-2024

Xu thế phát triển của báo chí truyền thông trong bối cảnh chuyển đổi số ở Việt Nam hiện nay

21/06/2024 - 679 lượt xem
Tóm tắt: Trong bối cảnh chuyển đổi số quốc gia, báo chí truyền thông đã từng bước chuyển mình mạnh mẽ từ mô hình quản lý tòa soạn đến tổ chức sản xuất sản phẩm và phát hành. Việc xây dựng nền báo chí, truyền thông Việt Nam theo hướng chuyên nghiệp, nhân văn, hiện đại để làm tốt sứ mệnh thông tin tuyên truyền, phục vụ sự nghiệp cách mạng của dân tộc do Đảng lãnh đạo, đảm bảo vai trò dẫn dắt, định hướng dư luận xã hội và hòa mình với dòng chảy chung của báo chí thế giới đã và đang trở thành nhu cầu cấp thiết và không thể thiếu của các cơ quan quản lý nhà nước, các cơ quan báo chí, truyền thông.

Vai trò của lực lượng công an trong chiến dịch Điện Biên Phủ và bài học kinh nghiệm đối với công tác bảo vệ an ninh, trật tự hiện nay

26/05/2024 - 411 lượt xem
Tóm tắt: Chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” là kết quả của sự lãnh đạo đúng đắn, tài tình của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh; là kết tinh của tinh thần quyết chiến, quyết thắng của toàn dân, toàn quân ta trên con đường đấu tranh, thực hiện khát vọng hòa bình, độc lập dân tộc, thống nhất đất nước. Cùng với Quân đội nhân dân, các cấp, các ngành, Công an nhân dân là lực lượng trọng yếu của Nhà nước cách mạng, đã có những đóng góp quan trọng trong Chiến dịch Điện Biên Phủ, được Đảng, Nhà nước và nhân dân ghi nhận, đánh giá cao. Trên cơ sở phân tích làm rõ vai trò của lực lượng Công an nhân dân trong Chiến dịch Điện Biên Phủ, bài viết đã đi sâu làm rõ sự vận dụng những bài học kinh nghiệm của Chiến thắng vào thực tiễn công tác bảo vệ an ninh, trật tự hiện nay.

Từ khóa: Vai trò của lực lượng Công an; chiến thắng Điện Biên Phủ; bài học kinh nghiệm; an ninh, trật tự

Biện chứng của mối quan hệ giữa độc lập, tự chủ và chủ động tích cực hội nhập quốc tế

18/05/2024 - 250 lượt xem
Tóm tắt: Giữa độc lập, tự chủ và chủ động, tích cực hội nhập quốc tế (HNQT) có mối quan hệ biện chứng. Độc lập, tự chủ là cơ sở, điều kiện, tiền đề để chủ động, tích cực HNQT. Và HNQT góp phần tăng cường khả năng giữ vững độc lập, tự chủ của quốc gia, dân tộc. Để tận dụng tác động tích cực của mối quan hệ biện chứng này, cần chủ động, tích cực HNQT; phát huy vai trò quyết định của nội lực, đồng thời thu hút, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực bên ngoài; chủ động xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ; quán triệt tốt phương châm bảo đảm lợi ích tối cao của quốc gia-dân tộc khi hội nhập.

Từ khoá: Độc lập dân tộc; chủ động hội nhập quốc tế

Nhận thức mới về “văn hóa tôn giáo” một thành công trong chính sách đổi mới của Đảng và Nhà nước

17/05/2024 - 292 lượt xem
Trong quá trình đổi mới đường lối chính sách tôn giáo (cuối năm 1990), Đảng đã có những luận điểm đổi mới rất căn bản về “văn hóa tôn giáo”, cả về phương diện lý luận và thực tiễn. Có thể coi đó là một trong những dấu son của những thành tựu đổi mới trong chính sách tôn giáo. Bài viết đi sâu vào khía cạnh này để thấy rõ hơn sự phong phú trong các sắc độ khác nhau của sự nghiệp đổi mới đất nước.

Từ khoá: Văn hoá tôn giáo; chính sách tôn giáo

Giải phóng các đảo trên quần đảo Trường Sa trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975 - Tầm nhìn chiến lược của Đảng

25/04/2024 - 301 lượt xem
Trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975, khi các cánh quân tập trung đồng loạt tiến về giải phóng Sài Gòn, Bộ Chính trị cũng đã chủ trương giải phóng toàn bộ các đảo trên quần đảo Trường Sa do quân đội Việt Nam Cộng hòa chiếm giữ nhằm giành thắng lợi trọn vẹn cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Chủ trương này thể hiện tầm nhìn chiến lược của Đảng trong việc quyết tâm giành lại toàn bộ chủ quyền lãnh thổ trên đất liền cũng như các đảo và vùng biển, vùng trời của Tổ quốc.

Từ khóa: Giải phóng các đảo; quần đảo Trường Sa; Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975; tầm nhìn chiến lược của Đảng

Tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng trong xây dựng đạo đức, lối sống văn hóa cho thanh niên hiện nay

21/04/2024 - 194 lượt xem
Thanh niên là lực lượng xã hội to lớn, một trong những nhân tố quan trọng quyết định tương lai, vận mệnh dân tộc; là lực lượng chủ yếu trên nhiều lĩnh vực, đảm nhận những công việc đòi hỏi sự hy sinh, gian khổ, sức khỏe và sáng tạo, đóng góp quan trọng vào quá trình xây dựng, phát triển đất nước. Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng luôn đánh giá cao vai trò của thanh niên, quan tâm, giáo dục, động viên thanh niên trong sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc.

Từ khoá: Vai trò lãnh đạo của Đảng; xây dựng đạo đức lối sống; thanh niên

Cuộc đấu tranh thống nhất đất nước Việt Nam (1954-1975) tiếp cận từ một số phương diện quốc tế

20/04/2024 - 1.660 lượt xem
Lịch sử, tầm vóc và ý nghĩa của cuộc đấu tranh thống nhất đất nước của dân tộc Việt Nam (1954-1975) chỉ có thể được nhận thức sâu sắc và toàn diện khi quá trình lịch sử đó được tiếp cận và nghiên cứu từ nhiều phương diện khác nhau. Trong khuôn khổ của bài viết này, chúng tôi cố gắng tiếp cận quá trình lịch sử đó từ một số phương diện quốc tế, cụ thể là từ các tiếp cận và toan tính chiến lược của Mỹ và các cách tiếp cận, hệ luận chiến lược của Liên Xô, Trung Quốc. Đây là những yếu tố quan trọng nhất tạo nên những chiều cạnh quốc tế (international dimensions) của cách mạng Việt Nam nói chung và cuộc đấu tranh thống nhất Việt Nam nói riêng trong giai đoạn 1954-1975.

Từ khoá: Giải phóng miền Nam; thống nhất đất nước; quốc tế