Tạp chí Lịch sử Đảng
Menu

Trao đổi

Từ “củng cố quốc phòng” theo di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh đến chiến lược bảo vệ Tổ quốc của Đảng trong giai đoạn hiện nay

17/11/2020 - 284 lượt xem
Tóm tắt: Cách đây 50 năm, trước lúc đi xa, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã để lại cho toàn Đảng, toàn dân, toàn quân và các thế hệ người Việt Nam bản Di chúc lịch sử bất hủ, là văn kiện lịch sử vô giá. Những nội dung cơ bản, những quan điểm cốt yếu trong Di chúc của Người đã vạch ra phương hướng phát triển cho cách mạng Việt Nam, không chỉ hôm nay mà cả trong tương lai; trong đó, những quan điểm của Người về “Củng cố quốc phòng”1 là cơ sở, nền tảng để xây dựng đường lối quân sự, chiến lược quốc phòng của Đảng trong thời kỳ mới.

Bố trí cán bộ chủ chốt cấp huyện không là người địa phương - Thực tiễn và kinh nghiệm

17/11/2020 - 437 lượt xem
Tóm tắt: Bố trí cán bộ chủ chốt không là người địa phương trong hệ thống chính trị nước ta hiện nay là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả của bộ máy lãnh đạo, quản lý, góp phần ngăn chặn và đẩy lùi những vấn nạn tiêu cực, nhức nhối trong công cán bộ của Đảng; phòng chống tham nhũng, hối lộ, lợi ích nhóm, chạy chức, chạy quyền; đổi mới cán bộ và công tác cán bộ, tạo điều kiện cho cán bộ tự rèn luyện đổi mới mình, giữ gìn sự trong sạch, liêm khiết của cán bộ. Sau gần 20 năm triển khai thực hiện chủ trương của Đảng, công tác bố trí cán bộ chủ chốt cấp huyện không là người địa phương đã đạt được những kết quả bước đầu, để lại những kinh nghiệm có giá trị tham khảo cho những năm tiếp theo.

Quan điểm của Đảng về tôn giáo trong kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 - 1954)

17/11/2020 - 899 lượt xem
Tóm tắt: Thắng lợi vĩ đại của cách mạng Việt Nam ở giai đoạn 1945-1954 có đóng góp quan trọng từ phương diện Đảng lãnh đạo công tác tôn giáo, tạo sức mạnh đoàn kết chiến thắng kẻ thù. Chủ trương đúng đắn về đoàn kết dân tộc, đoàn kết lương - giáo, cùng sự nhất quán trong lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, Nhà nước đã giúp cho đồng bào có đạo giữ vững niềm tin vào sự nghiệp cách mạng do Đảng lãnh đạo, thực hiện lương-giáo đoàn kết; tham gia tích cực vào phong trào kháng chiến, kiến quốc.

Hoạt động truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin của trí thức yêu nước ở Nam Kỳ trong nửa cuối thập niên 20 của thế kỷ XX

17/11/2020 - 447 lượt xem
Tóm tắt: Từ giữa thập niên 20 của thế kỷ XX, dưới ảnh hưởng của thắng lợi Cách mạng Tháng Mười Nga (1917) và đặc biệt là tác động của Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên do Nguyễn Ái Quốc sáng lập và lãnh đạo, với tri thức, sự nhạy cảm chính trị, thức thời, trí thức yêu nước ở Nam Kỳ đã chủ động tiếp thu những tư tưởng đúng đắn, tiến bộ nhất của thời đại-chủ nghĩa Mác-Lênin-tiếp tục tham gia vào cuộc vận động giải phóng dân tộc theo con đường cách mạng vô sản. Bằng con đường công khai và bí mật, đội ngũ trí thức yêu nước ở Nam Kỳ đã góp phần quan trọng trong việc truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin vào Việt Nam, làm chuyển biến về chất phong trào yêu nước Việt Nam, dẫn tới sự ra đời các tổ chức cộng sản-tiền thân của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Chỉ thị số 24-CT/TW, ngày 04-7-2008, của Ban Bí thư về phát triển nền Đông y Việt Nam và Hội Đông y Việt Nam quan điểm, chủ trương và một số kết quả bước đầu

22/06/2020 - 735 lượt xem
Tóm tắt: Dân tộc Việt Nam có truyền thống lịch sử lâu đời với nhiều kinh nghiệm quý báu về phòng bệnh, chữa bệnh bảo vệ sức khỏe và một nền y dược cổ truyền không ngừng phát triển. Những phương pháp chế biến dựa trên nguồn dược liệu quý giá, phương cách bào chế thích hợp đã tạo nên sự đa dạng, phong phú nhưng mang đậm bản sắc văn hóa Việt Nam. Đảng và Nhà nước Việt Nam luôn chủ trương phát triển nền y dược cổ truyền mang tính dân tộc, khoa học và đại chúng, hiện đại hóa y dược cổ truyền, kết hợp y dược cổ truyền với y dược hiện đại. Trong xu thế đổi mới của đất nước, ngày 4-7-2008, Ban Bí thư ban hành Chỉ thị số 24-CT/TW về “Phát triển nền đông y Việt Nam và Hội Đông y Việt Nam trong tình hình mới”, đề ra quan điểm, chủ trương, mục tiêu, phương hướng và giải pháp nhằm thúc đẩy sự phát triển của y dược cổ truyền Việt Nam. Qua hơn 10 năm thực hiện, nền y dược cổ truyền Việt Nam đã đạt được một số kết quả bước đầu, góp phần quan trọng vào sự nghiệp bảo vệ chăm sóc sức khỏe nhân dân.

Tuyến vận tải quân sự chiến lược Trường Sơn hoạt động và một số đặc điểm

22/06/2020 - 247 lượt xem
Tóm tắt: Ngày 19-5-1959, tuyến đường vận tải chiến lược chi viện cho chiến trường miền Nam-Đường Trường Sơn-chính thức được thành lập. Trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, đường Trường Sơn “là một công trình vĩ đại, nói lên ý chí, nghị lực, tinh thần dũng cảm và sáng tạo phi thường của dân tộc Việt Nam, quyết đem sức người, sức của của hậu phương chi viện tuyền tuyến lớn; là một trong những nhân tố chiến lược có ý nghĩa quyết định, đưa cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước đến thắng lợi hoàn toàn”1. Thành lập tuyến vận tải quân sự Trường Sơn là một sáng tạo chiến lược, thể hiện quyết tâm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước của toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta.

Quan điểm của V.I.Lênin về đoàn kết dân tộc, đoàn kết quốc tế và ý nghĩa đối với Việt Nam hiện nay

15/06/2020 - 4.190 lượt xem
Tóm tắt: Thực tế áp bức dân tộc ở nước Nga Sa hoàng nói riêng và hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc nói chung là bối cảnh lịch sử các quan điểm của V.I.Lênin về đoàn kết dân tộc và đoàn kết quốc tế. V.I.Lênin chỉ ra hai xu hướng khách quan của quan hệ dân tộc, cương lĩnh mác xít về vấn đề dân tộc, trong đó tinh thần cốt lõi là bình đẳng, tự quyết, đoàn kết các dân tộc và quốc tế, đoàn kết giai cấp công nhân các nước và các dân tộc bị áp bức trong phong trào cách mạng… Sự ra đời của nhà nước Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết, mở ra bước phát triển mới cho đoàn kết dân tộc và đoàn kết quốc tế. Từ đó, sự ủng hộ, giúp đỡ của các nước xã hội chủ nghĩa đã thúc đẩy nhanh phong trào giải phóng dân tộc... Ngày nay, trong công cuộc đổi mới ở Việt Nam, những quan điểm của V.I.Lênin về đoàn kết dân tộc và đoàn kết quốc tế vẫn còn ý nghĩa lớn lao.

Hợp tác phát triển Việt Nam-Ấn Độ về an ninh năng lượng trong bối cảnh mới - Tổng quan hội thảo khoa học quốc tế

15/06/2020 - 203 lượt xem
Tóm tắt: Bài viết có tính tổng quan về kết quả Hội thảo khoa học quốc tế giữa Việt Nam và Ấn Độ trên các bình diện ý tưởng chủ đề hội thảo, quy mô hội thảo và chất lượng nội dung hội thảo. Nghiên cứu này phân tích khái quát khái niệm, nội hàm năng lượng, vai trò, tầm quan trọng của an ninh năng lượng đối với từng quốc gia, khu vực, thế giới trong bối cảnh mới; phân tích tiềm năng năng lượng Việt Nam, Ấn Độ, thành tựu, rào cản, triển vọng hợp tác Việt Nam - Ấn Độ trong phát triển an ninh năng lượng vì sự ổn định, phát triển của mỗi nước và vì hòa bình, ổn định, phát triển trong khu vực và thế giới.

Trường Sa trong chiến lược phát triển kinh tế biển, đảo gắn với bảo đảm quốc phòng - an ninh của Đảng thời kỳ đổi mới*

15/06/2020 - 581 lượt xem
Tóm tắt: Kinh tế biển có thể hiểu là các hoạt động kinh tế trên biển và các hoạt động kinh tế trực tiếp liên quan đến khai thác biển ở dải đất liền ven biển. Đóng góp của kinh tế biển là rất quan trọng, không chỉ đối với tăng trưởng, bền vững kinh tế, mà còn trong củng cố chủ quyền quốc gia. Với những tiềm năng quan trọng và vị trí địa chiến lược, phát triển kinh tế biển và vùng Biển Đông thuộc chủ quyền quốc gia Việt Nam nói chung, ở Trường Sa nói riêng, ngày càng được khẳng định trong chiến lược của Đảng qua các văn kiện của Đảng đặc biệt, trong thời kỳ đổi mới.

Công tác xây dựng Đảng trong các đơn vị kinh tế tư nhân thời kỳ hội nhập quốc tế

15/06/2020 - 224 lượt xem
Tóm tắt: Hơn 30 năm thực hiện sự nghiệp đổi mới, hội nhập quốc tế, cùng với việc từng bước hoàn thiện chủ trương phát triển kinh tế tư nhân, Đảng rất chú trọng công tác xây dựng Đảng, tổ chức chính trị-xã hội trong các đơn vị kinh tế tư nhân. Công tác xây dựng Đảng có chuyển biến quan trọng, đảng viên, vai trò tổ chức đảng tham gia ngày càng có hiệu quả vào sự phát triển của doanh nghiệp, tác động tích cực vào hướng đi đúng của kinh tế tư nhân, bảo vệ lợi ích chính đáng cho đảng viên và người lao động. Thực tiễn công tác xây dựng Đảng trong các đơn vị kinh tế tư nhân hiện nay, đã đặt ra nhiệm vụ về nâng cao nhận thức, nâng cao chất lượng; phát huy vai trò của các đoàn thể chính trị, xã hội..., trong công tác này góp phần khẳng định vai trò lãnh đạo của Đảng trên lĩnh vực kinh tế trong tình hình mới.

Hợp tác quốc tế về nghiên cứu khoa học góp phần nâng cao vị thế của Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

15/06/2020 - 154 lượt xem
Tóm tắt: Công tác hợp tác quốc tế luôn góp phần quan trọng vào việc hoàn thành sứ mệnh nghiên cứu, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý cao cấp của hệ thống chính trị và tham mưu chính sách cho Trung ương Đảng và Chính phủ, đồng thời góp phần không ngừng mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế, tăng cường năng lực nghiên cứu khoa học và nâng cao vị thế của Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh trong khu vực và trên thế giới. Những thành tựu về công tác hợp tác quốc tế trong nghiên cứu khoa học, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý trong bối cảnh Việt Nam đẩy mạnh hội nhập quốc tế sâu rộng, với những kết quả và thách thức, đồng thời đúc rút một số kinh nghiệm là cơ sở để đẩy mạnh hơn nữa công tác hợp tác quốc tế của Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh trong bối cảnh mới.

Hà Bắc xây dựng tiềm lực góp phần cùng cả nước đánh thắng các cuộc chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ (1965 - 1972)

03/06/2020 - 115 lượt xem
Tóm tắt: Giai đoạn lịch sử 1965-1972, đế quốc Mỹ sử dụng lực lượng không quân, hải quân được trang bị vũ khí hiện đại tiến hành chiến tranh phá hoại miền Bắc Việt Nam, với ý đồ làm suy yếu sức mạnh về kinh tế, quân sự, tạo tâm lý hoang mang, lo sợ của người dân Việt Nam trong cuộc đấu tranh chống đế quốc Mỹ xâm lược. Tiến hành cuộc chiến tranh nhân dân chống chiến tranh phá hoại trong điều kiện còn nhiều khó khăn, song dưới sự lãnh đạo của Đảng, quân và dân Hà Bắc đã đoàn kết, kiên cường xây dựng tiềm lực để chiến đấu, góp phần cùng cả nước đánh thắng các cuộc chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ.

Xây dựng cơ sở nội tuyến trên chiến trường B2 (1973 - 1975)

03/06/2020 - 107 lượt xem
Tóm tắt: Xây dựng cơ sở nội tuyến là một nhiệm vụ của công tác binh vận. Trong những năm 1973-1975, dưới sự lãnh đạo của Trung ương Cục miền Nam, Ban Binh vận Trung ương Cục đã tổ chức xây dựng nội tuyến trong các đơn vị chiến lược quân đội Việt Nam Cộng hòa. Cơ sở nội tuyến được xây dựng với nhiều nội dung, hình thức phong phú và sáng tạo, từ đó đã giác ngộ và lôi kéo nhiều binh sĩ Việt Nam Cộng hòa, khuất phục nhiều tên đứng đầu trong quân đội và bộ máy chính quyền đầu não. Thành quả hoạt động của cơ sở nội tuyến trong giai đoạn 1973-1975 đã góp phần to lớn làm tan rã lớn lực lượng binh sĩ Việt Nam Cộng hòa và hạn chế đến mức thấp nhất tổn thất cho cách mạng.

Góp bàn về phong trào Đông Du ở Nghệ-Tĩnh đầu thế kỷ xx qua một số tài liệu của chính quyền thực dân Pháp

03/06/2020 - 1.549 lượt xem
Tóm tắt: Đầu thế kỷ XX, phong trào Đông Du do Phan Bội Châu khởi xướng và lãnh đạo là khuynh hướng mới trong phong trào giải phóng dân tộc ở Việt Nam. Nghệ-Tĩnh là một trong những địa phương có hoạt động của Duy Tân Hội và phong trào Đông Du phát triển mạnh. Trên cơ sở nghiên cứu tài liệu Báo cáo của chính quyền thực dân, một trong những cơ sở tin cậy, khách quan, làm rõ nét hơn về hoạt động của Phan Bội Châu và phong trào Đông Du trên địa bàn Nghệ-Tĩnh, chúng tôi muốn góp thêm ý kiến nhằm làm rõ hơn: nguồn kinh phí hỗ trợ; thành phần tham gia phong trào; số lượng thanh niên xuất dương du học; quy mô phong trào... Từ đó, góp thêm một số tư liệu, sự kiện về phong trào Đông Du ở Nghệ-Tĩnh.

Công tác tư tưởng của Đảng trong cuộc tổng tiến công và nổi dậy Mậu Thân 1968

03/06/2020 - 173 lượt xem
Tóm tắt: Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Mậu Thân 1968 là một sự kiện lịch sử có ý nghĩa chiến lược, tạo nên bước ngoặt quan trọng trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của dân tộc Việt Nam. Nhận định về nguyên nhân thắng lợi Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Mậu Thân 1968, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đánh giá: “… Đó là thắng lợi của đường lối cách mạng đúng đắn của Đảng ta, thắng lợi của lòng yêu nước nồng nàn và của sức mạnh toàn dân đoàn kết quyết chiến quyết thắng, thắng lợi của chế độ xã hội chủ nghĩa tốt đẹp”1. Đó chính là thành quả quan trọng của Đảng về công tác tư tưởng trước yêu cầu cách mạng.

Xây dựng bộ đội chủ lực trong kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 - 1954)

02/06/2020 - 865 lượt xem
Tóm tắt: Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1946 - 1954), các đại đoàn chủ lực đã nhanh chóng trưởng thành cả về số lượng, trình độ tác chiến. Đã phối hợp, hiệp đồng chặt chẽ với bộ đội địa phương, dân quân du kích và lực lượng chính trị của quần chúng thực hiện những đòn đánh quyết định trên chiến trường chính, làm chuyển biến lực lượng và cục diện có lợi cho ta. Chiến thắng vẻ vang của quân và dân ta đã chứng tỏ sức mạnh toàn diện của bộ đội chủ lực, đập tan âm mưu xâm lược của thực dân Pháp, kết thúc thắng lợi cuộc chiến tranh.

Chủ trương của đảng về xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý của hệ thống trường chính trị cấp tỉnh

02/06/2020 - 121 lượt xem
Tóm tắt: Với chức năng là trung tâm đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cho hệ thống chính trị cấp cơ sở; là cơ quan nghiên cứu khoa học, tổng kết thực tiễn ở địa phương, trường chính trị cấp tỉnh có vị trí, vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng, năng lực lãnh đạo của hệ thống chính trị từ tỉnh đến cơ sở. Trong những năm đổi mới, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, các tỉnh ủy, thành ủy đã xác định một số quan điểm chỉ đạo, chính sách quan trọng góp phần xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý của hệ thống trường chính trị cấp tỉnh đáp ứng yêu cầu của tình hình mới.