Tạp chí Lịch sử Đảng
Menu

Nhân vật Sự kiện

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - Nhà lãnh đạo lỗi lạc, trọn đời vì nước, vì dân

22/07/2024 - 180 lượt xem
Đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - Một nhân cách lớn, trí tuệ lớn, đầy bản lĩnh, người học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh; nhà tư tưởng, nhà văn hóa, ngọn cờ lý luận của Đảng đã tận hiến cho lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, vì hạnh phúc của nhân dân. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã để lại cho Đảng và nhân dân Việt Nam hệ thống công trình lý luận toàn diện và sâu sắc trên nhiều lĩnh vực, nhất là lý luận về CNXH và xây dựng, chỉnh đốn Đảng. Trong thời gian từ năm 2011 đến tháng 6-2024, Tạp chí Lịch sử Đảng đã vinh dự đăng tải 13 bài viết quan trọng của đồng chí Nguyễn Phú Trọng trên cương vị Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam.
Để bày tỏ lòng thành kính, biết ơn những cống hiến to lớn và để tưởng nhớ Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Tạp chí Lịch sử Đảng trân trọng đăng bài viết của Đại tướng Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, với tiêu đề "Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - Nhà lãnh đạo lỗi lạc, trọn đời vì nước, vì dân". Bài viết dẫn theo Báo Nhân Dân, ngày 20-7-2024.

Nguyễn Văn Tố với cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp

28/06/2024 - 237 lượt xem
Tóm tắt: Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của dân tộc Việt Nam đầy ắp những sự kiện, nhân vật lịch sử rất phong phú, sinh động. Một trong những những nhân vật lịch sử có nhiều đóng góp xuất sắc cho sự nghiệp cách mang và kháng chiến của dân tộc Việt Nam đó là Nguyễn Văn Tố. Với sự tin tưởng, trọng dụng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, trên nhiều cương vị khác nhau: Bộ trưởng Bộ cứu tế xã hội trong Chính phủ lâm thời, Trưởng ban Thường trực Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa và nhiều chức vụ khác trong Chính phủ, Nguyễn Văn Tố đã trực tiếp góp phần vào sự phát triển của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.

Từ khóa: Nguyễn Văn Tố; Chính phủ; Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa

Nguyễn Văn Tố - nhà trí thức yêu nước tiêu biểu

28/06/2024 - 175 lượt xem
Tóm tắt: Nguyễn Văn Tố (bút danh Ứng Hòe) là một học giả uyên bác có tầm ảnh hưởng sâu rộng trên nhiều lĩnh vực khoa học xã hội; một nhà văn hóa lớn, một trí thức yêu nước tiêu biểu của Việt Nam trong nửa đầu thế kỷ XX1. Với những kết quả nghiên cứu và những hoạt động, đóng góp tích cực, Nguyễn Văn Tố đã góp phần hình thành nhiều ngành khoa học xã hội và nhân văn của Việt Nam hiện đại, như: Lịch sử, văn học, ngôn ngữ,…; đồng thời qua đó góp phần thức tỉnh lòng yêu nước, khơi dậy tinh thần đấu tranh giành độc lập dân tộc trong các tầng lớp nhân dân.

Từ khóa: Nguyễn Văn Tố; trí thức yêu nước; tiêu biểu

Nhà báo Phan Thanh “thực thụ là người cộng sản”

21/06/2024 - 213 lượt xem
Lời Ban Biên tập: Phan Thanh (1908-1939) là nhà báo, nhà hoạt động xã hội. Trong cuộc đời ngắn ngủi của mình, Phan Thanh đã gặp gỡ, giao lưu với nhiều trí thức yêu nước, hòa nhập vào bầu không khí của cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc trong thập kỷ 30 thế kỷ XX. Ông gia nhập Đảng Xã hội Pháp (SFIO) và được cử làm Phó Thư ký Chi nhánh Bắc Đông Dương, Thư ký Chi đảng Hà Nội của SFIO; tham gia thành lập Hội truyền bá Quốc ngữ và được cử làm Thư ký của Hội. Năm 1937, ông trúng cử Viện Dân biểu Trung Kỳ và được cử vào Đại hội đồng Kinh tế - Tài chính Đông Dương. Sau đó, ông tiếp tục trúng cử vào Hội đồng thành phố Hà Nội với số phiếu cao. Tạp chí Lịch sử Đảng trân trọng giới thiệu bài viết của GS, TS Tạ Ngọc Tấn với góc nhìn: Phan Thanh là một “chiến sỹ xã hội” và một nhà báo lành nghề và lão luyện.

Nhà báo Phan Thanh; chiến sĩ xã hội

Về sự kiện chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954

26/05/2024 - 215 lượt xem
Tóm tắt: Dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, dân tộc Việt Nam đã làm nên những kỳ tích trong thế kỷ XX, trong đó, chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954 là một mốc son chói lọi. Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ là chiến thắng mang tính chiến lược của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh; là chiến thắng của nghệ thuật chỉ đạo chuyển phương châm tác chiến chiến lược từ “đánh nhanh, giải quyết nhanh” sang “đánh chắc, tiến chắc” của Tổng Quân uỷ, Bộ Tổng tư lệnh, của Bí thư Đảng uỷ, Tư lệnh Mặt trận Điện Biên Phủ, Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Đây là một quyết định chính xác mang tính lịch sử, khẳng định tính đúng đắn, sáng tạo trong chỉ đạo chiến dịch của nghệ thuật quân sự Việt Nam.

Từ khóa: Điện Biên Phủ; 1954

Đồng chí Nguyễn Lương Bằng với việc truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin vào Việt Nam

26/05/2024 - 131 lượt xem
Tóm tắt: Đồng chí Nguyễn Lương Bằng (1904-1979) là một chiến sĩ cộng sản kiên cường, nhà lãnh đạo tài năng của Đảng và Nhà nước Việt Nam và là học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Sớm giác ngộ với lý tưởng cộng sản, trải qua thực tiễn cách mạng, đồng chí Nguyễn Lương Bằng đã có những đóng góp quan trọng, góp phần tác động đến phong trào yêu nước Việt Nam đầu thế kỷ XX và truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin vào Việt Nam. Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng, đồng chí Nguyễn Lương Bằng đã cống hiến hết mình, hy sinh vì sự nghiệp giải phóng dân tộc.

Từ khoá: Nguyễn Lương Bằng; truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin

Đồng chí Đào Duy Tùng với việc hình thành và phát triển đường lối đổi mới

25/05/2024 - 138 lượt xem
Tóm tắt: Đồng chí Đào Duy Tùng (1924-1998) là người đã cống hiến cả cuộc đời mình cho Đảng, cho Tổ quốc, cho nhân dân Việt Nam. Một trong những cống hiến xuất sắc nhất của đồng chí là cùng Trung ương Đảng và cộng sự xây dựng, phát triển, hoàn thiện đường lối đổi mới đất nước. Rồi đây, Đảng sẽ tổng kết 40 năm đổi mới, lúc ấy những cống hiến của đồng chí Đào Duy Tùng sẽ được nhắc lại và được tưởng nhớ với lòng ngưỡng mộ, lòng biết ơn của bao người, nhất là những người còn trẻ đầy tâm huyết đối với sự phát triển của nước nhà.

Từ khóa: Đồng chí Đào Duy Tùng; đường lối đổi mới; Đảng Cộng sản Việt Nam

Các học giả nước ngoài đánh giá về thất bại của thực dân Pháp ở Điện Biên Phủ

26/04/2024 - 344 lượt xem
Tóm tắt: Sau chiến thắng lịch sử ở Điện Biên Phủ, nhiều công trình khoa học lịch sử-nghệ thuật quân sự ở Việt Nam và ở nhiều nước trên thế giới, bên cạnh việc phân tích lý giải ý nghĩa chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, đã dành nhiều công sức bàn luận về nguyên nhân gì? sức mạnh nào? mà quân và dân Việt Nam đã đập tan tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ. Nhiều học giả chính trị, quân sự nước ngoài cho rằng Điện Biên Phủ là một trong những trận đánh vĩ đại nhất của thế kỷ XX và là thời điểm quan trọng trong lịch sử Đông Nam Á. Cho đến nay, sự kiện đó vẫn được đề cập đến rất nhiều tài liệu lịch sử không chỉ của Việt Nam mà còn của nhiều nước khác trên thế giới.

Từ khóa: Học giả nước ngoài; báo chí phương Tây; đánh giá về thất bại của Pháp; Điện Biên Phủ.

Nguyễn Lương Bằng - Người học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh

25/04/2024 - 206 lượt xem
Tóm tắt: Đồng chí Nguyễn Lương Bằng (1904-1979) là một chiến sĩ cộng sản kiên cường, nhà lãnh đạo tài năng của Đảng và Nhà nước Việt Nam - một học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh - đã hiến dâng cả cuộc đời cho lí tưởng của Đảng, vì độc lập dân tộc, vì tự do, hạnh phúc của nhân dân Việt Nam. Trong suốt cuộc đời cách mạng của mình, đồng chí Nguyễn Lương Bằng đã có những đóng góp quan trọng ngay trong quá trình tiến tới thành lập Đảng, trong Cách mạng Tháng Tám năm 1945 và trong 2 cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, cũng như trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Từ khóa: Nguyễn Lương Bằng; học trò xuất sắc

Những hoạt động, cống hiến của đồng chí Nguyễn Chí Diểu trong tổ chức Tân Việt cách mạng Đảng

10/04/2024 - 1.715 lượt xem
Tóm tắt: Đồng chí Nguyễn Chí Diểu (1908 - 1939) là một trong những đảng viên thuộc lớp đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam, nhà lãnh đạo tiền bối tiêu biểu của Đảng và cách mạng Việt Nam. Đồng chí đã có nhiều đóng góp quan trọng trong quá trình xây dựng các tổ chức cách mạng, nhất là tổ chức Tân Việt cách mạng Đảng, tiến tới thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam. Cuộc đời của đồng chí Nguyễn Chí Diểu là tấm gương cao đẹp của người cộng sản hết lòng vì nước, vì dân.

Từ khóa: Nguyễn Chí Diểu; Tân Việt cách mạng Đảng

Chủ tịch Hồ Chí Minh với Bộ trưởng Bộ Quốc gia giáo dục Nguyễn Văn Huyên

28/02/2024 - 368 lượt xem
Tóm tắt: Giáo sư, tiến sĩ Nguyễn Văn Huyên là người Việt Nam đầu tiên tốt nghiệp hai bằng cử nhân và bảo vệ thành công luận án tiến sĩ văn khoa tại Pháp, sau đó về Việt Nam tham gia giảng dạy và nghiên cứu khoa học. Sau khi Việt Nam giành được độc lập, ông được Chính phủ giao giữ chức Tổng Giám đốc Đại học Vụ kiêm Giám đốc Viện Viễn Đông Bác Cổ. Năm 1946 ông được giao trọng trách làm Bộ trưởng Bộ Quốc gia Giáo dục (sau này là Bộ Giáo dục) và giữ chức vụ này đến khi qua đời, năm 1975.

Từ khóa: Chủ tịch Hồ Chí Minh; Bộ trưởng Nguyễn Văn Huyên

Hoạt động, cống hiến của Tổng Bí thư Đỗ Mười (1991 - 1997)

02/02/2024 - 386 lượt xem
Tóm tắt: Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII (1991) của Đảng, đồng chí Đỗ Mười được bầu làm Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng; được Ban Chấp hành Trung ương Đảng bầu làm Ủy viên Bộ Chính trị, giữ chức Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng. Trong hơn 6 năm (1991-1997), trên cương vị là người lãnh đạo cao nhất của Đảng, đồng chí Đỗ Mười đã cùng với Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương lãnh đạo công cuộc đổi mới giành được nhiều kết quả quan trọng, đưa nước ta ra khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế- xã hội, tạo tiền đề cho những bước phát triển mới của đất nước.

Từ khóa: Tổng Bí thư Đỗ Mười; hoạt động; cống hiến; 1991-1997.

Nguyễn Bình - Trung tướng đầu tiên của Quân đội nhân dân Việt Nam

05/12/2023 - 778 lượt xem
Tóm tắt: Trong lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, đã có nhiều nhà yêu nước, chiến sĩ cách mạng với những phẩm chất tốt đẹp góp phần quan trọng cho thắng lợi của sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Một trong những tấm gương tiêu biểu trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp là Nguyễn Bình, nhà cách mạng trung kiên, nhà chỉ huy quân sự tài ba, Trung tướng đầu tiên của Quân đội nhân dân Việt Nam.

Từ khóa: Nguyễn Bình; nhà cách mạng kiên trung; Trung tướng đầu tiên

Giáo sư, Viện sĩ Trần Đại Nghĩa - Trí thức yêu nước Nam Bộ tiêu biểu với khát vọng cống hiến cho Tổ quốc

19/09/2023 - 3.474 lượt xem
Tóm tắt: Giáo sư, Viện sĩ Trần Đại Nghĩa (1913 – 1997) là một trí thức yêu nước tiêu biểu của Nam Bộ, một tấm gương sáng về lối sống giản dị, thanh bạch, đồng cam cộng khổ cùng đồng đội, đồng nghiệp và nhân dân; cống hiến sức lực và trí tuệ cho đất nước, góp phần vào thắng lợi của dân tộc Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, cũng như trong xây dựng đất nước. Cuộc đời sự nghiệp của ông đã truyền cảm hứng cho các thế hệ trẻ Việt Nam về nghị lực và sự dấn thân, vì khoa học, vì trọng trách và vì tình yêu Tổ quốc.

Từ khóa: Trần Đại Nghĩa; trí thức yêu nước; khát vọng cống hiến

Hoạt động và đóng góp của nhà cách mạng Trần Quý Kiên thời kỳ đấu tranh giành độc lập dân tộc (1930-1945)

13/09/2023 - 840 lượt xem
Tóm tắt: Đồng chí Trần Quý Kiên (tên khai sinh là Đinh Xuân Nhạ, trong cuộc đời hoạt động cách mạng, còn có những tên gọi hoặc bí danh là Đinh Nhạ, Dương Văn Ty…) là một trong những đảng viên thuộc lớp đầu tiên của Đảng, nhà hoạt động cách mạng “có công lao to lớn đặc biệt xuất sắc, đóng góp vào sự nghiệp cách mạng của Đảng và của dân tộc”1. Trong thời kỳ đấu tranh giành độc lập dân tộc (1930-1945), đồng chí Trần Quý Kiên có những đóng góp to lớn trong khôi phục, xây dựng hệ thống tổ chức Đảng, lãnh đạo phong trào quần chúng đấu tranh hướng tới mục tiêu giành chính quyền.

Từ khóa: Hoạt động; đóng góp; nhà cách mạng Trần Quý Kiên

Tổng Bí thư Nguyễn Văn Cừ với bước chuyển chiến lược của cách mạng Việt Nam

27/08/2023 - 336 lượt xem
Đồng chí Nguyễn Văn Cừ thuộc thế hệ những chiến sĩ cộng sản đầu tiên, một trong những nhà lãnh đạo xuất sắc của Đảng và cách mạng Việt Nam, người học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Trên cương vị Tổng Bí thư của Đảng, đồng chí Nguyễn Văn Cừ với những đóng góp quan trọng, đặc biệt thể hiện qua các HNTƯ tháng 3-1938, HNTƯ tháng 11-1939 tạo nên những chuyển biến mang tính bước ngoặt của cách mạng Việt Nam những năm cuối thập kỷ 30 đầu thập kỷ 40 thế kỷ XX.

Về cuộc gặp lịch sử tại Bách Sắc tháng 4-1945

27/08/2023 - 321 lượt xem
Cách đây hơn 78 năm, đã diễn ra một cuộc hành trình đầy gian khổ của một đoàn cán bộ Việt Minh, bí mật vượt qua suối đèo để bắt nối liên lạc với vị lãnh tụ cách mạng-Hồ Chí Minh. Cuối cùng, cuộc gặp đã diễn ra một cách bí mật và nhanh chóng tại Bách Sắc (thuộc Khu Tự trị Choang (Quảng Tây, Trung Quốc), có chung đường biên giới với tỉnh Hà Giang và Cao Bằng của Việt Nam) vào một ngày tháng 4-1945. Trong thời gian ngắn ngủi đó, lãnh tụ Hồ Chí Minh đã đưa ra nhiều ý kiến chỉ đạo sát sao chuẩn bị cho ngày Tổng khởi nghĩa Tháng Tám năm 1945.

Đồng chí Võ Văn Ngân - Mấy vấn đề cần làm rõ

18/06/2023 - 231 lượt xem
Lời Ban biên tập: Đồng chí Võ Văn Ngân, nguyên Ủy viên Ban Thường vụ Trung ương Đảng, Bí thư Xứ ủy Nam Kỳ, là nhà lãnh đạo tiền bối tiêu biểu của Đảng, người con quê hương Long An anh hùng. Quãng đời hoạt động cách mạng của đồng chí trong điều kiện bí mật, bị địch kiểm soát gắt gao, chiến tranh ác liệt, không lưu trữ được nhiều tài liệu, nên một số vấn đề liên quan đến đồng chí còn nhiều luồng ý kiến chưa thống nhất như: năm sinh; năm mất; đồng chí có bị địch bắt năm 1932 không? Bài viết thống kê một số công trình đã xuất bản, tài liệu của gia đình cung cấp, các số liệu chưa thống nhất, về các vấn đề nêu trên, thêm tư liệu, căn cứ để các nhà nghiên cứu tham khảo.

Từ khóa: Võ Văn Ngân; lãnh đạo tiền bối tiêu biểu; năm sinh, năm mất, bị địch bắt; Ủy viên Ban Thường vụ Trung ương Đảng

Đồng chí Nguyễn Đức Cảnh - Một trong những người sáng lập Đảng Cộng sản Việt Nam

03/03/2023 - 671 lượt xem
Tóm tắt: Chủ nghĩa yêu nước vốn là sản phẩm tinh thần cao đẹp của lịch sử Việt Nam, là chuẩn mực cao nhất của đạo lý làm người, là sợi chỉ đỏ xuyên suốt toàn bộ đời sống văn hóa của nhân dân ta. Từ chủ nghĩa yêu nước chân chính Nguyễn Đức Cảnh đã đến với chủ nghĩa cộng sản và trở thành một trong những người sáng lập Đảng Cộng sản Việt Nam. Bài viết góp phần làm rõ thêm những cống hiến của đồng chí Nguyễn Đức Cảnh, một trong những người sáng lập Chi bộ 5D Hàm Long (tháng 3-1929), Đông Dương Cộng sản Đảng (6-1929) và Đảng Cộng sản Việt Nam (mùa Xuân năm 1930). Đồng chí Nguyễn Đức Cảnh còn là người sáng lập Tổng Công hội Đỏ Bắc Kỳ (28-7-1929), tiền thân Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.