Tạp chí Lịch sử Đảng
Menu

Danh mục nghiên cứu Hồ Chí Minh 1

Hồ Chí Minh với vấn đề đoàn kết dân tộc trong Mặt trận Việt Minh

22/08/2024 - 27 lượt xem
Ngày 19-5-1941, theo sáng kiến của Hồ Chí Minh, Mặt trận đoàn kết dân tộc với tên gọi là Mặt trận Việt Nam độc lập Đồng minh (gọi tắt là Mặt trận Việt Minh) được thành lập. Từ đó, cái tên Việt Minh gắn liền với tất cả những thắng lợi, những chuyển đổi cách mạng của dân tộc ta trong sự nghiệp giải phóng, phục hưng dân tộc và bảo vệ Tổ quốc. Mặt trận Việt Minh với cống hiến của nó là biểu thị sinh động nhất sự đúng đắn của tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết dân tộc trong hơn nửa thế kỷ qua và tư tưởng của Người trở thành nền tảng tư tưởng cho đoàn kết toàn dân dưới sự lãnh đạo của Đảng ngày nay.

Tư tưởng Hồ Chí Minh, đoàn kết, Mặt trận Việt Minh

Tư tưởng Hồ Chí Minh về mối quan hệ giữa nông nghiệp - nông dân - nông thôn và sự vận dụng của Đảng trong giai đoạn hiện nay

31/07/2024 - 106 lượt xem
Tóm tắt: Sinh thời Hồ Chí Minh luôn quan tâm đến vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Người khẳng định nông nghiệp, nông dân, nông thôn có vai trò đặc biệt quan trọng trong cách mạng giải phóng dân tộc và cách mạng xã hội chủ nghĩa. Người đã đưa ra nhiều chỉ dẫn quý báu về phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn và về mối quan hệ giữa những yếu tố này. Những chỉ dẫn của Người là cơ sở để Đảng và Nhà nước vận dụng vào xây dựng chủ trương, chính sách phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn giai đoạn hiện nay.

Từ khóa: Tư tưởng Hồ Chí Minh; mối quan hệ, nông dân, nông nghiệp, nông thôn; sự vận dụng của Đảng

Giá trị đặc sắc trong tư tưởng Hồ Chí Minh về tôn giáo và sự vận dụng hiện nay

29/07/2024 - 103 lượt xem
Tóm tắt: Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn quan tâm đến vấn đề tôn giáo và giải quyết vấn đề tôn giáo, góp phần thực hiện thành công các nhiệm vụ cách mạng qua từng giai đoạn. Những tư tưởng của Người về tôn giáo có ý nghĩa quan trọng trong việc bảo đảm quyền tự do tôn giáo của người dân, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Đặc biệt, trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác-Lênin, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã để lại những giá trị đặc sắc về tôn giáo, trở thành nền tảng cho sự đổi mới nhận thức và thực hiện chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước thời kỳ đổi mới.

Từ khóa: Tư tưởng Hồ Chí Minh; tôn giáo, tín ngưỡng, sự vận dụng của Đảng; thời kỳ đổi mới.

Tiếp nối lòng hiếu nghĩa, bác ái về thương binh, liệt sĩ của Chủ tịch Hồ Chí Minh giai đoạn hiện nay

25/07/2024 - 65 lượt xem
Tóm tắt: Ngày 27-7-2023 là Kỷ niệm 76 năm Ngày thương binh, liệt sĩ. Thực hiện lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh về hiếu nghĩa, bác ái với thương binh, liệt sĩ, toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta đã đạt được nhiều kết quả tốt trong việc chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho các gia đình chính sách. Trong chủ trương và chính sách an sinh xã hội của nước nhà giai đoạn hiện nay, việc này càng cần được chú trọng hơn nữa. Các thế hệ người Việt Nam có được cuộc sống như hiện nay có phần đóng góp thật quý giá của họ. Trong khoan thư sức dân giai đoạn hiện nay, trước hết cần các tổ chức trong hệ thống chính trị và nói chung là mọi người tiếp nối và lan tỏa lòng hiếu nghĩa, bác ái đối với thương binh, gia đình liệt sĩ.

Từ khoá: Tư tưởng Hồ Chí Minh; thương binh, liệt sĩ

Chủ tịch Hồ Chí Minh với chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954

25/07/2024 - 146 lượt xem
Tóm tắt: Hồ Chí Minh là lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam, nhà chiến lược quân sự thiên tài. Dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, quân và dân Việt Nam đã giành thắng lợi to lớn trong Chiến dịch Điện Biên Phủ, buộc thực dân Pháp phải ký kết Hiệp định Genève về việc chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam và Đông Dương. Với chiến thắng này, Việt Nam trở thành ngọn đuốc soi đường cho các dân tộc thuộc địa trên thế giới vùng lên đánh đổ chế độ thực dân kiểu cũ của chủ nghĩa đế quốc. Vì vậy, sau chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, cụm từ “Việt Nam - Điện Biên Phủ - Hồ Chí Minh” đã trở thành biểu tượng chiến thắng của nhân dân yêu chuộng hòa bình trên thế giới.

Từ khóa: Hồ Chí Minh; Điện Biên Phủ; Hiệp định Genève.

Xây dựng bản lĩnh chính trị cho cán bộ, chiến sĩ công an nhân dân theo tư tưởng Hồ Chí Minh

28/06/2024 - 136 lượt xem
Tóm tắt: Xây dựng bản lĩnh chính trị cho cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân là một trong những nhiệm vụ trọng yếu trong xây dựng lực lượng Công an nhân dân. Trên cơ sở phân tích tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng bản lĩnh chính trị cho cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân, bài viết làm rõ sự vận dụng tư tưởng của Người vào thực tiễn công tác, chiến đấu của lực lượng Công an nhân dân và đề xuất một số giải pháp nâng cao bản lĩnh chính trị cho cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ đặt ra.

Từ khóa: Tư tưởng Hồ Chí Minh; bản lĩnh chính trị; Công an nhân dân

Chủ tịch Hồ Chí Minh với danh sĩ Bùi Bằng Đoàn

28/06/2024 - 173 lượt xem
Tóm tắt: Bùi Bằng Đoàn (1889- 1955) là một vị quan nổi tiếng thanh liêm, chính trực và yêu thương nhân dân trong Chính phủ Nam triều. Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trân trọng mời Bùi Bằng Đoàn ra giúp chính quyền cách mạng, giữ chức Trưởng ban Thanh tra đặc biệt Chính phủ. Tổng tuyển cử 6-1-1946, ông được bầu làm đại biểu Quốc hội. Ngày 2-3-1946, tại kỳ họp thứ nhất Quốc hội, Bùi Bằng Đoàn được cử làm Ủy viên Ban Thường trực Quốc hội; ngày 8-11-1946, tại kỳ họp thứ hai của Quốc hội, ông được bầu làm Trưởng ban Thường trực Quốc hội. Ông mất năm 1955, sau nhiều năm mắc bệnh hiểm nghèo. Trong suốt cuộc đời, Bùi Bằng Đoàn luôn tận tụy, nghiêm túc trong công việc, tận trung với nước, tận hiếu với dân.

Từ khóa: Chủ tịch Hồ Chí Minh; Bùi Bằng Đoàn

Vận dụng quan điểm Hồ Chí Minh về báo chí cách mạng trong xây dựng, phát triển báo chí hiện nay

21/06/2024 - 97 lượt xem
Tóm tắt: Chủ tịch Hồ Chí Minh-lãnh tụ thiên tài của dân tộc Việt Nam, người đặt nền móng và là nhà báo lỗi lạc của nền báo chí cách mạng Việt Nam. Trong tư tưởng và cuộc đời hoạt động cách mạng của Hồ Chí Minh, làm báo là làm cách mạng. Báo chí là vũ khí sắc bén trong công cuộc đấu tranh giành độc lập cho dân tộc, xây dựng, bảo vệ đất nước và đội ngũ những người làm báo là chiến sĩ trên mặt trận ấy. Học tập tư tưởng, đạo đức, phong cách báo chí Hồ Chí Minh để vận dụng vào thực tiễn xây dựng, đổi mới và phát triển báo chí cách mạng trong sự nghiệp đổi mới, hội nhập quốc tế hiện nay có ý nghĩa vô cùng quan trọng.

Từ khóa: Hồ Chí Minh; báo chí cách mạng; vận dụng, phát triển.

Phát huy vai trò của báo chí cách mạng theo tư tưởng Hồ Chí Minh trong giai đoạn hiện nay

31/05/2024 - 224 lượt xem
Tóm tắt: Hồ Chí Minh là một nhà báo lỗi lạc, người chiến sĩ tiên phong trên mặt trận báo chí, người khai sáng dòng báo chí cách mạng Việt Nam. Qua đó, báo chí cách mạng Việt Nam đã có những đóng góp to lớn đối với sự nghiệp cách mạng của dân tộc, cũng như đời sống của nhân dân. Trong bối cảnh phát triển của xã hội thông tin hiện đại ngày nay, việc phát huy vai trò của báo chí cách mạng theo tư tưởng Hồ Chí Minh có ý nghĩa hết sức cấp thiết.

Từ khóa: Tư tưởng Hồ Chí Minh; báo chí cách mạng

Về chuyến thăm và nghỉ hè của Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Liên Xô, Trung Quốc, năm 1959*

28/05/2024 - 174 lượt xem
Tóm tắt: Năm 1959, nhận lời mời của Trung ương Đảng, Chính phủ Liên Xô và Trung ương Đảng, Chính phủ Trung Quốc, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có chuyến thăm và nghỉ hè ở hai quốc gia này. Đây là chuyến đi vô cùng đặc biệt kéo dài hai tháng, đi từ châu Âu sang châu Á, minh chứng cho mối quan hệ hữu nghị, đoàn kết giữa Việt Nam với Liên Xô, Trung Quốc và các nước xã hội chủ nghĩa anh em.

Từ khóa: Chủ tịch Hồ Chí Minh; thăm và nghỉ hè; Liên Xô, Trung Quốc; 1959