Thứ bảy,04/11/2017
Tạp chí Lịch sử Đảng
Menu

Danh mục trao đổi 1

Biện chứng của mối quan hệ giữa độc lập, tự chủ và chủ động tích cực hội nhập quốc tế

18/05/2024 - 7 lượt xem
Tóm tắt: Giữa độc lập, tự chủ và chủ động, tích cực hội nhập quốc tế (HNQT) có mối quan hệ biện chứng. Độc lập, tự chủ là cơ sở, điều kiện, tiền đề để chủ động, tích cực HNQT. Và HNQT góp phần tăng cường khả năng giữ vững độc lập, tự chủ của quốc gia, dân tộc. Để tận dụng tác động tích cực của mối quan hệ biện chứng này, cần chủ động, tích cực HNQT; phát huy vai trò quyết định của nội lực, đồng thời thu hút, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực bên ngoài; chủ động xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ; quán triệt tốt phương châm bảo đảm lợi ích tối cao của quốc gia-dân tộc khi hội nhập.

Từ khoá: Độc lập dân tộc; chủ động hội nhập quốc tế

Nhận thức mới về “văn hóa tôn giáo” một thành công trong chính sách đổi mới của Đảng và Nhà nước

17/05/2024 - 18 lượt xem
Trong quá trình đổi mới đường lối chính sách tôn giáo (cuối năm 1990), Đảng đã có những luận điểm đổi mới rất căn bản về “văn hóa tôn giáo”, cả về phương diện lý luận và thực tiễn. Có thể coi đó là một trong những dấu son của những thành tựu đổi mới trong chính sách tôn giáo. Bài viết đi sâu vào khía cạnh này để thấy rõ hơn sự phong phú trong các sắc độ khác nhau của sự nghiệp đổi mới đất nước.

Từ khoá: Văn hoá tôn giáo; chính sách tôn giáo

Giải phóng các đảo trên quần đảo Trường Sa trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975 - Tầm nhìn chiến lược của Đảng

25/04/2024 - 123 lượt xem
Trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975, khi các cánh quân tập trung đồng loạt tiến về giải phóng Sài Gòn, Bộ Chính trị cũng đã chủ trương giải phóng toàn bộ các đảo trên quần đảo Trường Sa do quân đội Việt Nam Cộng hòa chiếm giữ nhằm giành thắng lợi trọn vẹn cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Chủ trương này thể hiện tầm nhìn chiến lược của Đảng trong việc quyết tâm giành lại toàn bộ chủ quyền lãnh thổ trên đất liền cũng như các đảo và vùng biển, vùng trời của Tổ quốc.

Từ khóa: Giải phóng các đảo; quần đảo Trường Sa; Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975; tầm nhìn chiến lược của Đảng

Tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng trong xây dựng đạo đức, lối sống văn hóa cho thanh niên hiện nay

21/04/2024 - 56 lượt xem
Thanh niên là lực lượng xã hội to lớn, một trong những nhân tố quan trọng quyết định tương lai, vận mệnh dân tộc; là lực lượng chủ yếu trên nhiều lĩnh vực, đảm nhận những công việc đòi hỏi sự hy sinh, gian khổ, sức khỏe và sáng tạo, đóng góp quan trọng vào quá trình xây dựng, phát triển đất nước. Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng luôn đánh giá cao vai trò của thanh niên, quan tâm, giáo dục, động viên thanh niên trong sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc.

Từ khoá: Vai trò lãnh đạo của Đảng; xây dựng đạo đức lối sống; thanh niên

Cuộc đấu tranh thống nhất đất nước Việt Nam (1954-1975) tiếp cận từ một số phương diện quốc tế

20/04/2024 - 497 lượt xem
Lịch sử, tầm vóc và ý nghĩa của cuộc đấu tranh thống nhất đất nước của dân tộc Việt Nam (1954-1975) chỉ có thể được nhận thức sâu sắc và toàn diện khi quá trình lịch sử đó được tiếp cận và nghiên cứu từ nhiều phương diện khác nhau. Trong khuôn khổ của bài viết này, chúng tôi cố gắng tiếp cận quá trình lịch sử đó từ một số phương diện quốc tế, cụ thể là từ các tiếp cận và toan tính chiến lược của Mỹ và các cách tiếp cận, hệ luận chiến lược của Liên Xô, Trung Quốc. Đây là những yếu tố quan trọng nhất tạo nên những chiều cạnh quốc tế (international dimensions) của cách mạng Việt Nam nói chung và cuộc đấu tranh thống nhất Việt Nam nói riêng trong giai đoạn 1954-1975.

Từ khoá: Giải phóng miền Nam; thống nhất đất nước; quốc tế

Tầm nhìn, khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc mục tiêu mang tính khả thi

17/01/2024 - 163 lượt xem
Tóm tắt: Đại hội XIII (2021) của Đảng đề ra mục tiêu phấn đấu đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2045, thể hiện tầm nhìn, khát vọng của Đảng và dân tộc nhằm khơi dậy mạnh mẽ tinh thần yêu nước, ý thức tự tôn, tự cường, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, giá trị văn hóa, sức mạnh con người Việt Nam để xây dựng đất nước phồn vinh, hạnh phúc. Thực tiễn sinh động của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX dưới sự lãnh đạo của Đảng và cơ đồ, vị thế, uy tín của đất nước hiện nay là cơ sở khẳng định: Đảng và dân tộc Việt Nam hoàn toàn có thể thực hiện được mục tiêu đã đề ra.

Từ khoá: Khát vọng phát triển đất nước; phồn vinh, hạnh phúc

Quan điểm của Đảng về người Việt Nam ở nước ngoài thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế (từ năm 1996 đến nay)

30/12/2023 - 225 lượt xem
Tóm tắt: Từ sau Đại hội VIII (năm 1996) của Đảng đến nay, đất nước bước vào thời kỳ mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Đáp ứng yêu cầu của thực tiễn, Đảng đã đổi mới nhận thức, quan điểm và ban hành một số nghị quyết quan trọng đối với người Việt Nam ở nước ngoài, luôn coi kiều bào là một bộ phận không tách rời của cộng đồng dân tộc Việt Nam. Nhiều chính sách mới của Đảng và Nhà nước được triển khai đã tạo được sự quan tâm, chia sẻ và thu hút nguồn lực của cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài phục vụ công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Bài viết trình bày quan điểm, chủ trương của Đảng về người Việt Nam ở nước ngoài (từ 1996 đến nay) và những kết quả đạt được.

Từ khóa: Quan điểm của Đảng; người Việt Nam ở nước ngoài; nguồn lực; công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

Đóng góp của Trần Đại Nghĩa với ngành sản xuất vũ khí ở Việt Nam

20/12/2023 - 818 lượt xem
Tóm tắt: Trần Đại Nghĩa (13-9-1913 – 9-8-1997) tên thật là Phạm Quang Lễ, một nhà trí thức lớn của Việt Nam. Với hoài bão phụng sự Tổ quốc, năm 1946, ông sẵn sàng từ bỏ công việc có thu nhập cao ở Pháp, theo Chủ tịch Hồ Chí Minh về Tổ quốc phục vụ cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược. Ông đã có những đóng góp quan trọng, góp phần vào thắng lợi trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ của dân tộc Việt Nam. Ông là một tấm gương sáng về lòng yêu nước.

Từ khóa: Trần Đại Nghĩa, sản xuất vũ khí, kháng chiến.

Một số nhận thức mới của Đảng Cộng sản Việt Nam về tính đặc thù của chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam

25/11/2023 - 256 lượt xem
Tóm tắt: Nghiên cứu, luận giải làm rõ nhận thức đúng đắn của Đảng về tính đặc thù của chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, thể hiện ở chỗ đã vận dụng sáng tạo những nội dung mang tính phổ biến của chủ nghĩa Mác-Lênin về chủ nghĩa xã hội vào điều kiện cụ thể Việt Nam, nhưng không tuyệt đối hóa những điều kiện đặc thù. Điều này thể hiện rõ ở 8 phương hướng xây dựng chủ nghĩa xã hội mà Đảng đề ra trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (Bổ sung, phát triển năm 2011). Qua kết quả nghiên cứu, bước đầu đề xuất một số điểm cần bổ sung, phát triển trong phương hướng xây dựng chủ nghĩa xã hội Việt Nam làm rõ hơn tính đặc thù khi thực hiện các phương hướng này.

Từ khóa: Tính đặc thù; bổ sung, phát triển; chủ nghĩa Mác-Lênin; chủ nghĩa xã hội Việt Nam

Đảng lãnh đạo phát huy sức mạnh của khoa học và công nghệ trong phát triển kinh tế giai đoạn 2011-2021

14/11/2023 - 105 lượt xem
Tóm tắt: Trong quá trình thực hiện đường lối đổi mới, Đảng đề ra mục tiêu phấn đấu xây dựng đất nước trở thành một nước công nghiệp hiện đại theo định hướng XHCN, nhân dân có cuộc sống phồn vinh, hạnh phúc. Để đạt được mục tiêu đề ra, rất cần phát huy sức mạnh tổng hợp của quốc gia cho sự phát triển. Trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế diễn ra sâu rộng, khoa học và công nghệ cùng đổi mới sáng tạo trở thành yếu tố đầu vào quan trọng nhất của lực lượng sản xuất hiện đại, là chìa khóa quyết định tốc độ, chất lượng phát triển của các quốc gia và nền kinh tế. Nhận thức rõ điều đó, trong những năm 2011-2021, Đảng Cộng sản Việt Nam đã tập trung lãnh đạo phát huy sức mạnh của khoa học và công nghệ trong phát triển kinh tế và đã giành được nhiều kết quả quan trọng.

Từ khóa: Đảng lãnh đạo; sức mạnh của khoa học và công nghệ; phát triển kinh tế; 2011-2021

Vấn đề chủ quyền của Việt Nam ở hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa trong bối cảnh lịch sử từ năm 1954 đến năm 1975

11/10/2023 - 451 lượt xem
Tóm tắt: Ngay từ những năm đầu thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, nhiệm vụ bảo toàn chủ quyền lãnh thổ đã được khẳng định trong Hiến pháp đầu tiên (năm 1946). Sau đó là bản Hiến pháp năm 1959 và các bản Hiến pháp tiếp theo (năm 1980, năm 1992, năm 2013) đều khẳng định rõ nhiệm vụ quan trọng này. Bài viết làm rõ những bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý về chủ quyền của Việt Nam đối với các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Đặc biệt, vấn đề chủ quyền ở hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam được lý giải rõ hơn trong các hoạt động đối nội và đối ngoại của Đảng và Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa có liên quan đến chủ quyền quốc gia trong bối cảnh lịch sử khá đặc biệt của chặng đường từ năm 1954 đến năm 1975.

Từ khóa: Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa; Hiến pháp; bảo toàn lãnh thổ; chủ quyền; quần đảo Hoàng Sa; quần đảo Trường Sa

Những thành tựu của Đảng trong lãnh đạo công tác thông tin đối ngoại (1986- 2023)

30/08/2023 - 703 lượt xem
Tóm tắt: Trải qua hơn 90 năm kể từ khi ra đời năm 1930, Đảng Cộng sản Việt Nam đã lãnh đạo nhân dân Việt Nam giành được nhiều thành tựu to lớn có ý nghĩa lịch sử. Trong đó, công tác thông tin đối ngoại từ năm 1986 đến nay đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ tuyên truyền đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước Việt Nam đến đông đảo bạn bè trên thế giới. Bài viết làm rõ những thành tựu của công tác thông tin đối ngoại trên các mặt lí luận và thực tiễn.

Từ khóa: Thành tựu của Đảng; thông tin đối ngoại

Một số vấn đề cần thống nhất trong nghiên cứu về cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở tỉnh Tân An năm 1945

30/08/2023 - 272 lượt xem
Tóm tắt: Theo cố giáo sư Trần Văn Giàu “Tân An đi đầu trong cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Nam Bộ” và sự thật là như thế. Qua nghiên cứu các công trình đã được công bố, còn một số nội dung chưa thống nhất như: Ai là người tham gia hội nghị lần hai và nhận lệnh khởi nghĩa thí điểm từ Xứ uỷ? Ngày khởi nghĩa giành chính quyền ở tỉnh Tân An? Tỉnh uỷ Tân An phát động khởi nghĩa khi nhận được lệnh của Xứ uỷ chưa? Bài viết đưa ra những sự kiện chưa thống nhất để các nhà nghiên cứu và bạn đọc cùng luận bàn, trao đổi.

Từ khoá: Cách mạng Tháng Tám; Tân An; vấn đề cần thống nhất; năm 1945

Bước đầu tìm hiểu về hoạt động của cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc ở tỉnh Bến Tre (1920-1927)

24/07/2023 - 724 lượt xem
Tóm tắt: Cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc, thân sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại, là người có nhân cách sống cao đẹp, tấm gương sáng về lòng yêu nước. Sau khi từ quan, cụ Nguyễn Sinh Sắc chuyển vào các tỉnh phương Nam sinh sống, quá trình di chuyển đi qua nhiều địa phương, trong đó nhiều lần đến và lưu lại tỉnh Bến Tre. Trên cơ sở những tài liệu đã được công bố, tác giả bước đầu dựng lại những tháng ngày cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc hoạt động ở Bến Tre để góp bàn cùng bạn đọc.

Từ khóa: Cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc; hoạt động và ảnh hưởng; tỉnh Bến Tre

Tìm hiểu quyết định rút bỏ Tây Nguyên của Nguyễn Văn Thiệu dẫn đến sự sụp đổ của chế độ Sài Gòn năm 1975

21/05/2023 - 1.611 lượt xem
Tóm tắt: Rạng sáng ngày 10-3-1975, các đơn vị Quân giải phóng miền Nam bất ngờ nổ súng tấn công thị xã Buôn Ma Thuột, giành thắng lợi quan trọng có tính bước ngoặt, mở ra thời cơ lớn tiến tới giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước. Bài viết tập trung phân tích làm rõ những lí do dẫn đến việc rút bỏ Tây Nguyên của Nguyễn Văn Thiệu và những hệ quả của nó dẫn đến sự sụp đổ nhanh chóng của chính quyền Sài Gòn năm 1975.

Từ khóa: Rút bỏ Tây Nguyên; sự sụp đổ của chế độ Sài Gòn; kháng chiến chống Mỹ, cứu nước

Đảm bảo an sinh trong đại dịch COVID-19 - Những quyết sách hợp lòng dân

03/03/2023 - 257 lượt xem
Tóm tắt: Hai năm (2020-2021), trong bối cảnh đại dịch COVID-19 bùng phát và diễn biến phức tạp tác động đến mọi mặt kinh tế-xã hội, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã chủ động nghiên cứu, tham mưu với Đảng, Nhà nước ban hành nhiều quyết sách quan trọng, trong đó có chính sách chưa có tiền lệ, mang tính đột phá, góp phần bảo đảm an sinh xã hội cho hàng chục triệu người dân, hỗ trợ doanh nghiệp và người lao động vượt qua khó khăn, khôi phục sản xuất trong trạng thái bình thường mới.

An sinh xã hội vì con người và quyền con người một số vấn đề đặt ra

18/11/2020 - 314 lượt xem
Tóm tắt: Trong Tuyên ngôn Độc lập khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Chủ tịch Hồ Chí Minh nhấn mạnh việc thực hiện an sinh xã hội vì con người và quyền con người. Thực hiện an sinh xã hội theo tư tưởng Hồ Chí Minh, dưới sự lãnh đạo của Đảng, hệ thống an sinh xã hội từng bước được hoàn thiện cả về phương pháp tiếp cận và thiết kế chính sách, pháp luật nên đã đạt được những thành tựu rất cơ bản. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu quan trọng đó, việc thực hiện an sinh xã hội vẫn còn một số hạn chế, thách thức. Trước tình hình đó, để xây dựng, hoàn thiện hệ thống an sinh xã hội hướng đến bao phủ toàn dân và hoạt động hiệu quả, Đảng đặt ra những vấn đề cấp thiết và có biện pháp thực hiện thiết thực nhằm thực hiện công bằng xã hội, hài hòa lợi ích giữa các chủ thể, tạo sự đồng thuận xã hội.

Một số yếu tố tác động đến sự hình thành đường lối xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc (1954 - 1975)

18/11/2020 - 1.965 lượt xem
Tóm tắt: Sau khi Hiệp định Giơnevơ ký kết (1954), miền Bắc Việt Nam được hưởng hòa bình, độc lập. Đảng chủ trương lãnh đạo miền Bắc chuyển từ cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân lên cách mạng xã hội chủ nghĩa, trong điều kiện rất nhiều khó khăn, với xuất phát điểm thấp. Tuy nhiên, miền Bắc tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa khi hệ thống xã hội chủ nghĩa trên thế giới đã lớn mạnh. Quá trình phát triển nhận thức, hình thành đường lối cách mạng xã hội chủ nghĩa của Đảng ở miền Bắc trong những năm 1954-1975, có nhiều yếu tố tác động, chủ quan và khách quan, trong đó có những nguyên tắc chung về xây dựng chủ nghĩa xã hội, mô hình, biện pháp thực hiện, kinh nghiệm xây dựng chủ nghĩa xã hội của Liên Xô và các nước Đông Âu.

Xây dựng, củng cố chính quyền tại huyện đảo Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa hiện nay*

18/11/2020 - 332 lượt xem
Tóm tắt: Huyện đảo Trường Sa bao gồm toàn bộ quần đảo Trường Sa, là đơn vị hành chính cấp huyện thuộc tỉnh Khánh Hòa. Ở vị trí tiền tiêu của Tổ quốc, huyện đảo Trường Sa giữ vai trò đặc biệt và ý nghĩa lớn trong bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền lãnh thổ thiêng liêng của đất nước trên khu vực Biển Đông. Bởi vậy, phát triển kinh tế-xã hội, an ninh quốc phòng ở huyện Trường Sa là yêu cầu cần thiết, thường xuyên của tỉnh Khánh Hòa và cả nước. Bài viết khái quát tổ chức, hoạt động bộ máy chính quyền huyện và các xã, thị trấn huyện đảo Trường Sa, bước đầu đưa ra một số giải pháp góp phần xây dựng và phát triển kinh tế-xã hội huyện Trường Sa, nâng cao đời sống cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân Trường Sa trong tình hình hiện nay.

Báo chí cách mạng Bắc Kỳ với phong trào nghiệp đoàn, ái hữu (1936 - 1939)

17/11/2020 - 0 lượt xem
Tóm tắt: Phong trào đấu tranh đòi thành lập các nghiệp đoàn, ái hữu trong công nhân được phát triển mạnh vào giai đoạn 1936-1939, khi Chính phủ Mặt trận nhân dân Pháp ra đời đã ban bố nhiều đạo luật mang tính “nhân đạo”, “xã hội” trong chính sách cai trị thuộc địa nhằm mục đích khai thác bóc lột thuộc địa để giải quyết các vấn đề của mình. Dưới sự chỉ đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương, báo chí cách mạng Bắc Kỳ đã thực hiện tốt việc tuyên truyền, định hướng, dẫn dắt phong trào đấu tranh đòi thi hành luật lao động và thành lập nghiệp đoàn, ái hữu trong công nhân.