Thứ bảy,04/11/2017
Tạp chí Lịch sử Đảng
Menu

Giáo dục Lịch sử Đảng

Khái quát tình hình nghiên cứu về lịch sử quan hệ đối ngoại Việt Nam

18/05/2024 - 5 lượt xem
Quan hệ đối ngoại của nước Việt Nam từ khi tuyên bố độc lập (1945) là đề tài được nhiều nhà nghiên cứu trong nước và nước ngoài quan tâm. Một số ít công trình nghiên cứu đề cập xuyên suốt quá trình lịch sử từ Cách mạng Tháng Tám đến nay, còn phần lớn tập trung vào từng giai đoạn nổi bật trong quan hệ giữa Việt Nam với các nước, xoay quanh hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. Thời kỳ đất nước thống nhất, đổi mới và hội nhập quốc tế cũng thu hút được sự quan tâm của nhiều học giả, nhiều công trình viết về quan hệ đa phương và song phương của Việt Nam.
Bài viết này giới thiệu khái quát một số công trình của các tác giả Việt Nam và nước ngoài được trình bày theo từng thời kỳ lịch sử.

Từ khoá: Lịch sử; quan hệ đối ngoại

Tạp chí lịch sử Đảng với việc tuyên truyền quan điểm, chủ trương của Đảng về dân tộc, tôn giáo trong giai đoạn hiện nay

10/12/2023 - 180 lượt xem
Thông qua các bài viết đề cập từ nhiều khía cạnh về vấn đề dân tộc và tôn giáo qua các giai đoạn cách mạng, Tạp chí Lịch sử Đảng không chỉ đã góp phần quan trọng vào việc tuyên truyền quan điểm, chủ trương của Đảng về dân tộc, tôn giáo, mà còn góp phần tuyên truyền, phổ biến kinh nghiệm và giải pháp sát thực, hữu ích cho việc nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác dân tộc, tôn giáo đáp ứng yêu cầu của công cuộc đổi mới đất nước và hội nhập quốc tế.

Từ khóa: Tạp chí Lịch sử Đảng; tuyên truyền; chủ trương, chính sách; dân tộc; tôn giáo

Tạp chí Lịch sử Đảng với chuyên mục “Sự nghiệp và tư tưởng Hồ Chí Minh”, “Nhân vật - Sự kiện”

10/12/2023 - 119 lượt xem
Bài viết dựa trên cơ sở nghiên cứu những bài viết về Chủ tịch Hồ Chí Minh và các nhà lãnh đạo của Đảng và Nhà nước được đăng tải trên Tạp chí Lịch sử Đảng (từ năm 2003 đến năm 2017), trên cơ sở đó đề xuất một số ý kiến nhằm phát huy và nâng cao hơn nữa chất lượng của Tạp chí.

Từ khoá: Tạp chí Lịch sử Đảng; Sự nghiệp và tư tưởng Hồ Chí Minh; Nhân vật-sự kiện

Trường Chính trị tỉnh Khánh Hòa xây dựng đội ngũ cán bộ, giảng viên bảo đảm nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng cán bộ

30/08/2023 - 3.731 lượt xem
Tóm tắt: Trường Chính trị tỉnh Khánh Hòa trực thuộc Tỉnh ủy Khánh Hòa, có chức năng, nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý của hệ thống chính trị cấp cơ sở, cán bộ, công chức, viên chức ở địa phương. Để nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, đội ngũ giảng viên trường chính trị là nhân tố có ý nghĩa quyết định. Bài viết tập trung làm rõ thực trạng đội ngũ cán bộ, giảng viên Trường Chính trị tỉnh Khánh Hòa, đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, giảng viên, phấn đấu xây dựng Trường Chính trị đạt chuẩn mức 1 vào năm 2025 và mức 2 vào năm 2030, tạo tiền đề nâng cao chất lượng, hiệu quả đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức tại địa phương trong tình hình mới.

Từ khóa: Đội ngũ cán bộ, giảng viên; Trường Chính trị tỉnh Khánh Hòa.

Về đối tượng, quan điểm nghiên cứu khoa học Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam

27/08/2023 - 7.683 lượt xem
Tóm tắt: Phương pháp luận là vấn đề ít được quan tâm trong giới nghiên cứu chuyên ngành khoa học Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam. Bài viết trình bày đối tượng, quan điểm nghiên cứu khoa học Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam. Những điều nêu ra và phân tích trong bài viết này mới chỉ là bước đầu, như là một gợi ý để những ai quan tâm đến phương pháp luận khoa học Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam có thể tham khảo. Rất cần có sự đầu tư trí tuệ của những người nghiên cứu khoa học Lịch sử, trong đó có Lịch sử Đảng, đóng góp vào lĩnh vực phương pháp luận khoa học; cần có nhiều diễn đàn trao đổi, thảo luận về các vấn đề phương pháp luận khoa học Lịch sử Đảng.

Từ khóa: phương pháp luận; đối tượng; quan điểm; Đảng Cộng sản Việt Nam

Về phương pháp luận chuyên ngành lịch sử Đảng

03/03/2023 - 586 lượt xem
Tóm tắt: Phương pháp luận là bộ phận quan trọng giúp nâng cao chất lượng nghiên cứu và giảng dạy Lịch sử Đảng, nhưng hiện nay vẫn chưa thực sự được chú trọng. Phương pháp luận Lịch sử Đảng trước hết phải dựa vào phương pháp luận chung của Sử học, nhưng tính đặc thù có tầm quan trọng này chưa được nhiều nhà nghiên cứu, giảng viên quan tâm đúng mức. Do thiếu chuyên gia và thiếu đầu tư hợp lý nên kết quả còn rất hạn chế. Từ thực tế đó, bài viết làm rõ hai vấn đề cụ thể về những tồn tại của phương pháp luận Lịch sử Đảng và một số vấn đề cần bàn luận.