Tạp chí Lịch sử Đảng
Menu

Phong trào Cộng sản Thế giới

Những đóng góp của Quốc tế Cộng sản đối với cách mạng Việt Nam

11/12/2024 - 293 lượt xem
Tóm tắt: Quốc tế Cộng sản (Quốc tế III) do V.I.Lênin sáng lập. Ra đời và hoạt động gần một phần tư thế kỷ (từ tháng 3-1919 đến tháng 5-1943), Quốc tế Cộng sản lãnh đạo phong trào cộng sản, công nhân quốc tế và phong trào giải phóng dân tộc phát triển lên một giai đoạn mới. Đối với cách mạng Việt Nam, Quốc tế Cộng sản có những ảnh hưởng lớn và đóng góp quan trọng.

Từ khóa: Quốc tế Cộng sản; cách mạng Việt Nam

V.I.Lênin với việc xây dựng, củng cố bộ máy Đảng, Nhà nước sau Cách mạng Tháng Mười Nga

25/11/2023 - 647 lượt xem
Trung thành với C. Mác, Ph. Ănghen, ngay sau Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917, V.I. Lênin đã vận dụng tư tưởng của các ông vào xây dựng, củng cố Đảng và chính quyền Xô viết. Đặc biệt Người đã sớm phát hiện và đấu tranh chống căn bệnh quan liêu, cồng kềnh, kém hiệu lực, hiệu quả đang nảy nở trong bộ máy chính quyền non trẻ.
Từ khoá: Lênin; Cách mạng Tháng Mười Nga, bộ máy chính quyền

Chính sách đối ngoại của Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào và hàm ý cho Việt Nam trong quan hệ đặc biệt Việt Nam – Lào, Lào – Việt Nam trong giai đoạn hiện nay

13/07/2023 - 2.804 lượt xem
Hiện nay, Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào có quan hệ ngoại giao với 143 nước và gần 140 chính đảng trên thế giới và là thành viên của nhiều tổ chức khu vực và quốc tế, như: Liên hợp quốc, Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), Tổ chức Y tế thế giới (WHO)... Đối với Việt Nam, là hai nước láng giềng thân thiện “núi liền núi, sông liền sông”, có mối quan hệ hữu nghị, đoàn kết đặc biệt. Từ trong chiến tranh khói lửa đến khi hòa bình lập lại, Việt Nam và Lào luôn giúp đỡ nhau chí tình và coi đây là trách nhiệm tầm chiến lược to lớn, thiết thực phục vụ cho lợi ích hai nước. Trong bối cảnh mới với nhiều biến động, Việt Nam cần tiếp tục thực hiện những chính sách trong quan hệ đặc biệt đối với Lào nhằm tiếp tục củng cố và tăng cường mối quan hệ giữa hai nước vì sự trường tồn và phát triển phồn vinh của hai dân tộc.
Từ khóa: Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào; đường lối đối ngoại; hàm ý chính sách; quan hệ đặc biệt.

Mối quan hệ của Đảng Cộng sản Đông Dương với Đảng Cộng sản Xiêm, giai đoạn 1930-1938

18/06/2023 - 1.561 lượt xem
Đảng Cộng sản Việt Nam thành lập đầu năm 1930. Trong Sách lược vắn tắt của Đảng thông qua tại Hội nghị thành lập Đảng xác định: Cách mạng Việt Nam cần phải “đồng tuyên truyền và thực hành liên lạc với bị áp bức dân tộc và vô sản giai cấp thế giới, nhất là vô sản giai cấp Pháp”2. Luận cương chính trị tháng 10-1930 tiếp tục xác định: “Vô sản Đông Dương phải liên lạc mật thiết với vô sản thế giới… cho sức tranh đấu cách mạng được mạnh lên”3. Từ rất sớm, Đảng Cộng sản Đông Dương luôn chú trọng thiết lập mối quan hệ với các đảng cộng sản trên thế giới và khu vực, trong đó có Đảng Cộng sản Xiêm.

Từ khóa: Đảng Cộng sản Đông Dương; Đảng Cộng sản Xiêm; mối quan hệ.

Chủ nghĩa quốc tế của giai cấp công nhân: Từ Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản đến hiện thực cách mạng

18/06/2023 - 5.127 lượt xem
Cách đây 170 năm, C.Mác và Ph.Ăngghen đã kết thúc bản Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản bằng khẩu hiệu mang tính cương lĩnh phản ánh chủ nghĩa quốc tế (CNQT) của giai cấp công nhân (GCCN): “Vô sản toàn thế giới, đoàn kết lại !”. Thực tiễn cách mạng vô sản từ đó đến nay đã khẳng định CNQT của GCCN đã được thực tiễn kiểm nghiệm là nguyên tắc hoạt động đặc trưng nhất của những lực lượng cộng sản chân chính; là nguyên lý xuyên suốt lý luận và thực tiễn của CNXH khoa học.

Từ khóa: Chủ nghĩa quốc tế; giai cấp công nhân; Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản.

Cách mạng tháng mười Nga và sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam hiện nay

18/11/2020 - 98 lượt xem
Tóm tắt: Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 mở ra một thời đại mới-thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội trên phạm vi toàn thế giới. Cho đến nay, Cách mạng Tháng Mười đã trải qua 102 năm với nhiều bước thăng trầm, nhưng ý nghĩa to lớn đó vẫn giữ nguyên giá trị.
Đối với Việt Nam, Nguyễn Ái Quốc-Hồ Chí Minh là người đầu tiên thấu hiểu được giá trị của Cách mạng Tháng Mười. Trên cơ sở đó, Người khẳng định, cách mạng Việt Nam phải đi theo con đường của Cách mạng Tháng Mười Nga. Từ chỉ dẫn này của Người, đã hình thành nên con đường cách mạng Việt Nam, do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo. Từ đó, cách mạng Việt Nam đã đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác, đem lại nền độc lập, tự do, cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho dân tộc Việt Nam. Trong quá trình đó, cách mạng Việt Nam đã đúc kết được nhiều bài học, kinh nghiệm quý giá. Những bài học, kinh nghiệm này cần được quán triệt sâu sắc trong sự nghiệp đổi mới xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Quốc tế Cộng sản với xu hướng phát triển của các dân tộc thuộc địa và ý nghĩa hiện nay

03/06/2020 - 82 lượt xem
Tóm tắt: Quốc tế Cộng sản (1919-1943), với vai trò là trung tâm lãnh đạo phong trào cộng sản thế giới-ngay khi mới thành lập đã xác định nhiệm vụ trong tình hình mới, trong đó nhấn mạnh sự cần thiết phải giúp đỡ các dân tộc thuộc địa, các nước lạc hậu trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc và đi lên chủ nghĩa xã hội, không trải qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa. Thực tế lịch sử thế giới đã minh chứng nhiều nước thuộc địa ở các châu lục khác nhau, đã vươn lên giành thắng lợi trong cuộc đấu tranh vì tự do, dân chủ, giải phóng dân tộc và quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Trước bối cảnh mới hiện nay, đòi hỏi mỗi Đảng Cộng sản và mỗi quốc gia phải nhận thức đầy đủ và đúng đắn hơn về tính tất yếu của con đường đi lên chủ nghĩa xã hội, biết kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại trong điều kiện lịch sử mới để tiếp tục phát triển.

Quốc tế Cộng sản với xây dựng nền tảng tư tưởng của Đảng Cộng sản Việt Nam

03/06/2020 - 68 lượt xem
Tóm tắt: Quốc tế Cộng sản (1919-1943) là cơ quan lãnh đạo phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, các đảng cộng sản ở các nước trên thế giới theo con đường cách mạng vô sản và chủ nghĩa Mác-Lênin. Đối với Việt Nam, Quốc tế Cộng sản có ảnh hưởng và giúp đỡ to lớn về đường lối chính trị, hình thành tổ chức, đào tạo cán bộ, nhất là thông qua vai trò của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc và các chiến sĩ cách mạng tiền bối truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin vào phong trào công nhân và phong trào yêu nước, xây dựng nền tảng tư tưởng để thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (mùa Xuân năm 1930). Suốt 24 năm hoạt động, Quốc tế Cộng sản gắn bó mật thiết với Đảng Cộng sản Việt Nam và định hướng phát triển các thời kỳ tiếp theo, góp phần đưa cách mạng Việt Nam đến thắng lợi.