Tạp chí Lịch sử Đảng
Menu

Những vấn đề chung

Phấn đấu xây dựng Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh hiện đại, bản sắc và hội nhập, xứng tầm trung tâm quốc gia hàng đầu về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ

23/08/2024 - 62 lượt xem
Lời Ban Biên tập: Ngày 14-9-2019, tại Lễ kỷ niệm 70 năm truyền thống Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh (1949-2019), Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã có bài phát biểu biểu dương và đánh giá cao đóng góp của Học viện trong 70 năm qua, đồng thời chỉ rõ những hạn chế, bất cập cần sớm có giải pháp khắc phục. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước yêu cầu Học viện cần đổi mới mạnh mẽ hơn nữa công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, xây dựng phát triển toàn diện Học viện, xứng tầm trung tâm quốc gia hàng đầu về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ.

Tạp chí Lịch sử Đảng trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu đăng tải trên báo Nhân Dân, số 23344, ngày 15-9-2019; tiêu đề bài viết do BBT đặt.

Mãi xứng đáng là trung tâm quốc gia về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ và trung tâm quốc gia về nghiên cứu khoa học lý luận chính trị của đất nước

22/08/2024 - 36 lượt xem
Tóm tắt: Trong suốt 70 năm xây dựng và phát triển, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh là trung tâm quốc gia đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý trung, cao cấp, cán bộ khoa học lý luận chính trị của Đảng, Nhà nước và các đoàn thể chính trị-xã hội; là trung tâm quốc gia nghiên cứu khoa học lý luận chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, nghiên cứu đường lối, chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước, nghiên cứu khoa học chính trị, khoa học lãnh đạo, quản lý phục vụ giảng dạy, học tập, góp phần cung cấp luận cứ khoa học trong việc hoạch định đường lối, chủ trương của Đảng, Nhà nước, luôn xứng đáng là Học viện mang tên Nguyễn Ái Quốc-Hồ Chí Minh.

Từ khóa: Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh; trung tâm quốc gia; đào tạo, bồi dưỡng cán bộ; nghiên cứu khoa học lý luận chính trị; 70 năm xây dựng và phát triển

Thành tựu hợp tác về quốc phòng giữa Việt Nam và Nhật Bản những năm đầu thế kỷ XXI

28/07/2024 - 89 lượt xem
Tóm tắt: Năm 1973, Việt Nam và Nhật Bản chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao. Từ đó đến nay, trải qua nhiều giai đoạn thăng trầm, thậm chí có giai đoạn bị đóng băng (1979 - 1991), nhưng mối quan hệ Việt Nam - Nhật Bản không ngừng phát triển. Năm 2007, hai nước bắt đầu đề cập đến nội dung về hợp tác quốc phòng. Việt Nam và Nhật Bản đã thiết lập quan hệ “Đối tác tin cậy, ổn định lâu dài” (2002) và nâng lên thành “Quan hệ đối tác chiến lược sâu rộng vì hòa bình và thịnh vượng ở châu Á” (2014). Đến tháng 11-2023, quan hệ hai nước lên “Đối tác Chiến lược toàn diện vì hòa bình và thịnh vượng tại châu Á và trên thế giới”. Bài viết làm rõ những thành tựu hợp tác về quốc phòng giữa Việt Nam và Nhật Bản những năm đầu thế kỷ XXI, góp phần làm sâu sắc thêm mối quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện, đồng thời thúc đẩy quan hệ Việt Nam - Nhật Bản phát triển ngày càng sâu rộng.

Từ khóa: Quan hệ Việt Nam-Nhật Bản; hợp tác quốc phòng

Thực hiện chính sách thương binh, liệt sĩ và người có công với nước trong công cuộc đổi mới hiện nay

25/07/2024 - 74 lượt xem
Tóm tắt: Chính sách thương binh, liệt sĩ và người có công với cách mạng là một trong những chính sách lớn của Đảng và Nhà nước Việt Nam. Trong công cuộc đổi mới hiện nay, toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta luôn quan tâm và dành những tình cảm, trách nhiệm để chăm sóc thương binh, gia đình liệt sĩ và người có công bằng những chính sách cụ thể, thiết thực và phù hợp với từng giai đoạn của cách mạng. Điều đó thể hiện đạo lý và truyền thống “uống nước, nhớ nguồn”, “đền ơn đáp nghĩa” của dân tộc Việt Nam.

Từ khóa: Chính sách thương binh, liệt sĩ và người có công với nước

Một số thành tựu và kinh nghiệm trong công tác xây dựng Đảng ở Liên khu V (1949-1954)

25/07/2024 - 78 lượt xem
Tóm tắt: Đảng bộ Liên khu V được thành lập tháng 3-1949. Từ khi thành lập cho đến khi kết thúc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1954), Đảng bộ Liên khu V thường xuyên quan tâm công tác xây dựng Đảng cả về chính trị, tư tưởng và tổ chức, trong đó đặc biệt chú trọng công tác phát triển đảng viên, xây dựng Đảng về chính trị gắn với tổ chức thực hiện nhiệm vụ kháng chiến, đáp ứng yêu cầu lãnh đạo kháng chiến và xây dựng hậu phương trên địa bàn có vị trí địa chiến lược quan trọng. Những năm 1949-1954, công tác xây dựng Đảng của Đảng bộ Liên khu V đã đạt được nhiều thành tựu, để lại nhiều kinh nghiệm có giá trị.

Từ khoá: Liên khu V; xây dựng Đảng; 1949-1954

Chiến thắng Đắk Pơ (6-1954) và một số kinh nghiệm có giá trị

25/07/2024 - 69 lượt xem
Tóm tắt: Trong 30 năm tiến hành chiến tranh cách mạng, quân và dân Liên khu V và Tây Nguyên đã lập nên nhiều chiến công xuất sắc, góp phần to lớn vào sự nghiệp đấu tranh giành lại độc lập, tự do cho dân tộc. Chiến thắng Đắk Pơ, ngày 24-6-1954, là một trong những thắng lợi giòn giã, để lại nhiều kinh nghiệm quý cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong hiện nay.

Từ khoá: Chiến thắng Đắk Pơ; kinh nghiệm

Sự phối hợp của quân và dân Liên khu IV trong Đông - Xuân 1953-1954 và chiến dịch Điện Biên Phủ

20/07/2024 - 52 lượt xem
Tóm tắt: Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, Liên khu IV được thành lập gồm 6 tỉnh Bắc miền Trung từ Thanh Hóa đến Thừa Thiên. Liên khu IV gồm 2 vùng, trong đó 3 tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên là địa bàn chiến sự ác liệt giữa ta và địch, 3 tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh thuộc vùng tự do, nơi đông dân, nhiều của, đảm nhiệm chức năng hậu phương trực tiếp của “Bình-Trị-Thiên khói lửa”, và cũng là hậu phương lớn của chiến trường chính do Trung ương trực tiếp chỉ đạo. Liên khu IV còn được Trung ương giao nhiệm vụ tham gia giúp đỡ cách mạng Lào, trực tiếp là địa bàn Trung Lào. Trong Đông - Xuân 1953-1954 và Điện Biên Phủ, quân và dân Liên khu IV đã góp phần quan trọng vào chiến thắng vĩ đại của dân tộc.

Từ khoá: Liên khu IV; Điện Biên Phủ, Kháng chiến chống thực dân Pháp

Đồng chí Trần Phú với Luận cương chánh trị của Đảng Cộng sản Đông Dương, tháng 10-1930

28/06/2024 - 156 lượt xem
Tóm tắt: Đồng chí Trần Phú (1904-1931), Tổng Bí thư đầu tiên của Đảng- người đã cống hiến trọn đời mình cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc. Hy sinh khi tuổi đời còn rất trẻ (27 tuổi), nhưng đồng chí đã có những đóng góp quan trọng cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc, đặc biệt là đồng chí đã chủ trì soạn thảo Luận cương chánh trị của Đảng Cộng sản Đông Dương tháng 10-1930. Luận cương là văn kiện quan trọng của Đảng, xác định con đường phát triển của cách mạng Việt Nam, phù hợp với thực tiễn đất nước và “phù hợp với nguyện vọng tha thiết của đại đa số nhân dân ta là nông dân”1.

Từ khóa: Trần Phú, Tổng Bí thư đầu tiên; Luận cương chánh trị; tháng 10-1930

Vai trò tiên phong của báo Nhân Dân và Tạp chí Học tập trong lĩnh vực tư tưởng của đảng (1961 - 1965)

21/06/2024 - 105 lượt xem
Tóm tắt: Trong giai đoạn cách mạng 1961-1965, dưới sự lãnh đạo của Đảng, báo chí cách mạng miền Bắc có bước phát triển mạnh mẽ. Trong số hàng trăm tờ báo phát hành rộng rãi ở miền Bắc, báo Nhân Dân1 và Tạp chí Học tập2 đã tiên phong trên lĩnh vực tư tưởng của Đảng, góp phần tuyên truyền, phổ biến đường lối, chủ trương của Đảng tới cán bộ, đảng viên và nhân dân; truyên truyền, cổ động nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội ở miền Bắc; tích cực đấu tranh trên lĩnh vực tư tưởng; giới thiệu kinh nghiệm quản lý và sản xuất của các nước trong hệ thống XHCN, tuyên truyền về thắng lợi của phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc trên thế giới; xây dựng, củng cố quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ xâm lược, bảo vệ miền Bắc, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Từ khóa: Báo Nhân Dân; Tạp chí Học tập; Tạp chí Cộng sản; công tác tư tưởng

Báo chí cách mạng trong nhà tù, trại giam đế quốc (1939-1945)

21/06/2024 - 125 lượt xem
Tóm tắt: Trong giai đoạn 1939-1945, cuộc đấu tranh của các chiến sĩ cách mạng trong các nhà tù, trại giam đế quốc diễn ra khốc liệt, tổn thất, hi sinh hơn bao giờ hết. Dưới sự lãnh đạo của các chi bộ đảng, báo chí cách mạng tiếp tục ra đời và duy trì hoạt động. Trong ngục tối, dù hoạt động hết sức bí mật, luôn bị kẻ thù ngăn cấm, hủy hoại, tiêu diệt, nhưng báo chí cách mạng luôn là vũ khí đấu tranh đầy hiệu quả của các chiến sĩ yêu nước và cách mạng bị tù đày; tuyên truyền đường lối của Đảng; cổ vũ tù nhân siết chặt đội ngũ, giữ vững niềm tin, ý chí, sức mạnh đấu tranh. Đội ngũ những người làm báo cách mạng được rèn luyện, trưởng thành, cống hiến cho sự nghiệp đấu tranh cách mạng, bảo vệ Đảng. Báo chí cách mạng trong lao tù đế quốc tạo nên nét đặc sắc của dòng báo chí cách mạng Việt Nam thời kỳ đấu tranh giành độc lập dân tộc.

Từ khóa: Báo chí cách mạng; nhà tù, trại giam đế quốc; 1939-1945