Tóm tắt: Trong quá trình thực hiện đường lối đổi mới, Đảng đề ra mục tiêu phấn đấu xây dựng đất nước trở thành một nước công nghiệp hiện đại theo định hướng XHCN, nhân dân có cuộc sống phồn vinh, hạnh phúc. Để đạt được mục tiêu đề ra, rất cần phát huy sức mạnh tổng hợp của quốc gia cho sự phát triển. Trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế diễn ra sâu rộng, khoa học và công nghệ cùng đổi mới sáng tạo trở thành yếu tố đầu vào quan trọng nhất của lực lượng sản xuất hiện đại, là chìa khóa quyết định tốc độ, chất lượng phát triển của các quốc gia và nền kinh tế. Nhận thức rõ điều đó, trong những năm 2011-2021, Đảng Cộng sản Việt Nam đã tập trung lãnh đạo phát huy sức mạnh của khoa học và công nghệ trong phát triển kinh tế và đã giành được nhiều kết quả quan trọng.

Từ khóa: Đảng lãnh đạo; sức mạnh của khoa học và công nghệ; phát triển kinh tế; 2011-2021



Ảnh minh hoạ
 

1. Chủ trương của Đảng về phát triển khoa học và công nghệ
Đại hội lần thứ VI (1986) của Đảng xác định rõ: “phải làm cho khoa học, kỹ thuật thật sự trở thành một động lực to lớn đẩy nhanh quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước… cần xúc tiến và hoàn thành việc xác định chiến lược phát triển khoa học và kỹ thuật”1. Đại hội lần thứ VIII (1996) của Đảng khẳng định: “Khoa học và công nghệ trở thành nền tảng của công nghiệp hóa, hiện đại hóa”2, “quyết tâm đưa nước nhà khỏi nghèo nàn và lạc hậu bằng khoa học và công nghệ”3. Từ Đại hội lần thứ VIII đến Đại hội lần thứ X (2006), Đảng đã quán triệt xuyên suốt quan điểm: Phát triển khoa học và công nghệ cùng với phát triển giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là nền tảng và động lực đẩy mạnh CNH, HĐH.
Sau 25 năm tiến hành đổi mới toàn diện đất nước và 15 năm thực hiện sự nghiệp đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước, Việt Nam đã thực hiện “thành công chặng đường đầu của công cuộc đổi mới, đưa đất nước ra khỏi tình trạng kém phát triển”4, sức mạnh quốc gia về mọi mặt được tăng cường. Tuy nhiên, trình độ phát triển về khoa học và công nghệ vẫn còn hạn chế, đất nước vẫn đối mặt với nguy cơ tụt hậu so với các nước phát triển trên thế giới. Do đó, vấn đề đẩy mạnh phát triển và ứng dụng khoa học và công nghệ tiếp tục đặt ra và được xác định là một mũi nhọn phát triển đất nước trong giai đoạn 2011-2021. Đại hội lần thứ XI (2011) của Đảng chủ trương: “Phát triển mạnh khoa học và công nghệ làm động lực nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, phát triển nhanh, bền vững nền kinh tế… Đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ trong nước và tiếp thu, sử dụng có hiệu quả các thành tựu khoa học và công nghệ hiện đại trên thế giới5. Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (Bổ sung, phát triển năm 2011) nêu rõ: “Khoa học và công nghệ giữ vai trò then chốt trong việc phát triển lực lượng sản xuất hiện đại, bảo vệ tài nguyên và môi trường, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, tốc độ phát triển và sức cạnh tranh của nền kinh tế. Phát triển khoa học và công nghệ nhằm mục tiêu đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, phát triển kinh tế tri thức, vươn lên trình độ tiên tiến của thế giới”6.
Tiếp tục nhận thức đúng đắn về vai trò, vị trí, tầm quan trọng của khoa học và công nghệ đối với sự phát triển đất nước trong giai đoạn mới, Đại hội lần thứ XII (2016) của Đảng khẳng định: “Phát triển mạnh mẽ khoa học và công nghệ, làm cho khoa học và công nghệ thực sự là quốc sách hàng đầu, là động lực quan trọng nhất để phát triển lực lượng sản xuất hiện đại, kinh tế tri thức, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế7. Tại Đại hội thứ XII, lần đầu tiên Đảng khẳng định sự cần thiết “phải ưu tiên và tập trung mọi nguồn lực quốc gia cho phát triển khoa học và công nghệ. Xây dựng chiến lược phát triển công nghệ của đất nước, chiến lược thu hút công nghệ từ bên ngoài và chuyển giao công nghệ từ các doanh nghiệp FDI đang hoạt động trên đất nước ta. Tăng cường hợp tác về khoa học, công nghệ, nhất là công nghệ cao, phải là hướng ưu tiên trong hội nhập quốc tế8. Đại hội xác định mục tiêu: “Đến năm 2020, khoa học và công nghệ Việt Nam đạt trình độ phát triển của nhóm nước dẫn đầu ASEAN, đến năm 2030, có một số lĩnh vực đạt trình độ tiên tiến thế giới9.
Trong định hướng phát triển đất nước giai đoạn 2021-2030, Đại hội XIII của Đảng khẳng định: “Thúc đẩy nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng mạnh mẽ thành tựu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư vào mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, chú trọng một số ngành, lĩnh vực trọng điểm, có tiềm năng, lợi thế để làm động lực cho tăng trưởng theo tinh thần bắt kịp, tiến cùng và vượt lên ở một số lĩnh vực so với khu vực và thế giới10. Đại hội nhấn mạnh chủ trương: “Tiếp tục thực hiện nhất quán chủ trương khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu, là động lực then chốt để phát triển lực lượng sản xuất hiện đại, đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế. Có chiến lược phát triển khoa học và công nghệ phù hợp với xu thế chung của thế giới và điều kiện đất nước, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong giai đoạn mới... Ưu tiên chuyển giao, ứng dụng các tiến bộ khoa học và công nghệ vào phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội và phát triển con người Việt Nam11.
Có thể thấy, trong giai đoạn 2011-2020, Đảng luôn nhận thức đúng đắn vị trí, vai trò của khoa học và công nghệ, đề ra chủ trương phù hợp và được Nhà nước thể chế hóa thành những chính sách phù hợp để phát triển khoa học và công nghệ.

2. Phát huy sức mạnh của khoa học và công nghệ trong phát triển kinh tế đất nước giai đoạn 2011-2021
Quán triệt chủ trương của Đảng, trong giai đoạn 2011-2021, Nhà nước đã đề ra nhiều chính sách cụ thể để thúc đẩy lĩnh vực khoa học và công nghệ phát triển mạnh mẽ, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Về quản lý nhà nước đối với lĩnh vực khoa học và công nghệ: Trong giai đoạn 2011-2020, đầu tư cho khoa học và công nghệ sự chuyển biến mạnh mẽ trong đóng góp của xã hội, nhất là từ khu vực doanh nghiệp. Từ năm 2011 đến năm 2019, kinh phí hoạt động khoa học và công nghệ chủ yếu dựa vào ngân sách nhà nước với khoảng 70% tổng đầu tư cho khoa học và công nghệ. Riêng năm 2020, đầu tư cho khoa học và công nghệ từ ngân sách nhà nước và từ doanh nghiệp đã tương đối cân bằng với tỷ lệ tương ứng là 52% và 48%12. Năm 2021, kinh phí cho hoạt động khoa học và công nghệ của cả nước 7.732 tỉ đồng.
Hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo được hình thành đã có bước phát triển mạnh mẽ. Nguồn vốn đầu tư cho khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tăng nhanh. Riêng trong hai năm (2018-2019), Việt Nam có khoảng hơn 3.000 doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo; số lượng vốn được công bố đầu tư vào các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo tăng trưởng cao, đạt xấp xỉ 1 tỷ USD, gấp 3 lần so với năm 2017, đưa Việt Nam trở thành quốc gia năng động thứ ba Đông Nam Á về khởi nghiệp sáng tạo. Chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu (GII) của Việt Nam liên tục tăng vượt bậc: Năm 2016 xếp thứ 59/128 quốc gia; năm 2017 xếp thứ 47/127; năm 2018 tăng tiếp 2 bậc, xếp thứ 45/126 quốc gia; năm 2019 xếp thứ 42/129 quốc gia; năm 2020, xếp thứ 42/131 quốc gia/nền kinh tế có cùng mức thu nhập. Với thứ hạng này, Việt Nam vươn lên dẫn đầu trong nhóm 29 quốc gia/nền kinh tế có cùng mức thu nhập, đứng thứ 3 khu vực ASEAN13; năm 2021, chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu của Việt Nam tăng thêm 2 bậc, xếp thứ 4414 sau Singaporvà Malaysia. Thị trường khoa học và công nghệ tiếp tục được phát triển thông qua nhiều hoạt động xúc tiến như triển lãm chuyên ngành, xây dựng các điểm kết nối cung - cầu công nghệ, chợ công nghệ và thiết bị.
Về ứng dụng khoa học và công nghệ vào các lĩnh vực kinh tế: Khoa học và công nghệ đã đóng góp đáng kể cho tăng trưởng và sức cạnh tranh của nền kinh tế, góp phần chuyển dịch mô hình tăng trưởng và thăng tiến cao hơn về chuỗi giá trị. Tăng trưởng kinh tế của Việt Nam đã giảm dần phụ thuộc vào khai thác tài nguyên, xuất khẩu thô và mở rộng tín dụng. Tốc độ tăng năng suất lao động bình quân giai đoạn 2011-2015 là 4,3%; giai đoạn 2016-2020 tăng lên đạt 5,9%/năm15. Đóng góp của năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) vào tăng trưởng trong giai đoạn 2011 - 2015 đạt khoảng 29%16, giai đoạn 2016 - 2020 tăng lên là lên 45,7%17.
Trong ngành nông nghiệp: Khoa học và công nghệ đã giúp các ngành địa phương chọn tạo, công nhận chính thức nhiều giống cây trồng, vật nuôi; nghiên cứu thành công việc sinh sản nhân tạo tôm mũ ni, hải sâm vú, trai tai tượng - là các nguồn gen thủy sản có giá trị kinh tế cao; sản xut thành công vcxin phòng nhiều bệnh cho vật nuôi, như: vcxin cúm gia cầm A/H5N1, vcxin phòng bệnh tai xanh cho lợn… Các chương trình, nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp quốc gia được triển khai hiệu quả, góp phần duy trì xuất khẩu những mặt hàng nông sản chủ lực của đất nước. Gạo ST-25 của Việt Nam được bình chọn là Gạo ngon nht thế giới” năm 2019 và được ICI (International CommoditInstitute) cấp chứng nhận.
Khoa học công nghệ đóng góp trên 30% giá trị gia tăng trong sản xuất nông nghiệp, 38% trong sản xuất giống cây trồng, vật nuôi18. Mức độ tổn thất của nông sản đã giảm đáng kể (lúa gạo còn dưới 10%,...). Mức độ cơ giới hóa ở khâu làm đất đối với các loại cây hàng năm (lúa, mía, ngô, rau màu) đạt khoảng 94%; khâu thu hoạch lúa đạt 50% (các tỉnh đồng bằng đạt 90%). Đã xuất hiện nhiều mô hình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, công nghiệp công nghệ cao với sự đầu tư mạnh của các doanh nghiệp, tập đoàn lớn trong nước và nước ngoài.
Trong công nghiệp, xây dựng, giao thông: Các nhiệm vụ khoa học công nghệ chú trọng vào hỗ trợ phát triển sản phẩm của doanh nghiệp theo chuỗi giá trị để tạo ra sản phẩm, hàng hóa mang nhãn hiệu Việt Nam, có giá trị gia tăng và tính cạnh tranh cao trên thị trường; đồng thời nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, hàng hóa ngành công nghiệp. Đã làm chủ công nghệ thiết kế, thi công các nhà máy thủy điện lớn, phát triển nguồn điện, lưới điện, hệ thống điều khiển - điều độ - thông tin - viễn thông điện lực, công trình ngầm, nhà cao tầng, cầu dây văng, đường cao tốc đạt chuẩn quốc tế…; chế tạo thành công nhiều thiết bị, dây chuyền sản xuất, chủng loại vật liệu mới phục vụ phát triển ngành cơ khí chế tạo, năng lượng, công nghiệp hỗ trợ, nông nghiệp… Năm 2019, đã có 68.386 đơn đăng ký xác lập quyền sở hữu công nghiệp, tăng 18% so với năm 2018. Năm 2020, mặc dù bị ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, nhưng lượng đơn xác lập quyền sở hữu công nghiệp tăng 1,7% so với năm 2019; trong đó, đơn sáng chế tăng 3,8%, đơn nhãn hiệu quốc gia tăng 4,3%, đặc biệt là đơn đăng ký chỉ dẫn địa lý, đạt mức cao nhất đến thời điểm năm 202019. Trong năm 2021, Cục Sở hữu trí tuệ tiếp nhận 101.435 đơn các loại; đã tiến hành thủ tục cấp văn bằng bảo hộ sở hữu công nghệ cho 39.058 đối tượng gồm: 3.691 Bằng độc quyền sáng chế, 250 Bằng độc quyền giải pháp hữu ích, 2.105 Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp, 33.000 giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu quốc gia, 12 giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý20.
Nhận thức rõ tầm quan trọng của khoa học và công nghệ đối với sự phát triển đất nước, trong giai đoạn 2011-2021, Đảng đã đề ra những chủ trương đúng đắn và lãnh đạo thực hiện đẩy mạnh phát triển khoa học và công nghệ. Được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, lĩnh vực khoa học công nghệ đã đt được những thành tựu quan trọng. Tiềm lực khoa học và công nghệ của đất nước không ngừng được tăng cường.
Bên cạnh những kết quả đạt được, trong giai đoạn 2011-2021, việc phát huy sức mạnh của khoa học và công nghệ cũng còn một số tồn tại như: Việc tổ chức thực hiện các chủ trương, chính sách về phát triển và ứng dụng khoa học và công nghệ còn hạn chế, thiếu thể chế về tài chính, chuyển giao, ứng dụng, phát triển khoa học và công nghệ, nhất là công nghệ cao. Đầu tư cho khoa học và công nghệ còn thấp, hiệu quả chưa cao, chưa xuất phát từ yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Chưa có chính sách hợp lý về vay vốn, thuế, hỗ trợ phát triển, tạo động lực để doanh nghiệp đầu tư đổi mới công nghệ. Hệ thống thông tin, thống kê khoa học và công nghệ chưa đáp ứng đầy đủ yêu cầu phục vụ việc xây dựng các chiến lược, chính sách. Bảo hộ sở hữu trí tuệ chưa đạt yêu cầu; chưa gắn kết chặt chẽ giữa khoa học tự nhiên, khoa học - công nghệ và khoa học xã hội - nhân văn, khoa học lý luận chính trị để phục vụ phát triển nhanh và bền vững đất nước…21.
Tuy còn một số mặt hạn chế, nhưng những thành công trong nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ đã và đang góp phần quan trọng vào việc nâng cao năng suất lao động, chất lượng sản phẩm, thúc đẩy sáng tạo, khởi nghiệp. Khoa học và công nghệ ngày càng khẳng định vai trò động lực thúc đẩy kinh tế phát triển, cơ sở để hiện thực hóa mục tiêu sớm đưa nước ta trở thành nước công nghiệp hiện đại theo định hướng XHCN.



Ngày nhận bài 3/7/2023; ngày thẩm định 18/10/2023; ngày duyệt đăng 14/11/2023
1. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng Toàn tập, Nxb CTQG, H, 2006, T.47, tr.757
2, 3 Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng Toàn tập, Nxb CTQG, H, 2015, T.55, tr.318, 388
4, 5, 6. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb CTQG, H, 2011, tr.9, 42, 78
7, 8, 9, 16. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Văn phòng Trung ương Đảng, H, 2016, tr.119-120, 120, 121, 226
12. https://dvn.com.vn/5-thanh-tuu-khoa-hoc-cong-nghe-0-viet-nam-1645315344, ngày 9-5-2021
10,11,21. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Nxb CTQGST, H, 2021, T.I, tr. 115, 140-142, 70-71
13,15,17. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Nxb CTQGST, H, 2021, T.II, tr.37,18,18
14. Theo đánh giá xếp hạng của WIPO. Nguồn: http://ipvietnam.gov.vn/
18. https://consosukien.vn/khoa-hoc-va-cong-nghe-thanh-tuu-va-thach-thuc-trong-phat-trien-kinh-te-xa-hoi , ngày 24-7- 2020
19. https://www.most.gov.vn/vn/pages, ngày 26-12-2020
20. Cổng Thông tin điện tử Cục Sở hữu trí tuệ: “Công tác tiếp nhận, xử lý đơn đăng ký sở hữu công nghiệp năm 2021, ngày 21-2-2022; 16:26 PM, Nguồn: “IP VIETNAM”.