Tóm tắt: Tỉnh Lai Châu là một trong các tỉnh có quy mô xây dựng nhiều công trình thủy điện lớn, mang tầm chiến lược của đất nước. Từ năm 2004 khi chia tách, thành lập tỉnh Lai Châu mới, trên địa bàn tỉnh đã xây dựng 3 công trình thủy điện (Thủy điện Bản Chát, Thủy điện Huội Quảng, Thủy điện Lai Châu). Ba công trình thủy điện này cùng với Thủy điện Sơn La đã ảnh hưởng trực tiếp về quy hoạch vùng ngập nước lòng hồ đối với tỉnh Lai Châu; tác động trực tiếp đến sinh kế, đời sống của đồng bào các dân tộc tỉnh Lai Châu. Việc xây dựng các khu, điểm tái định cư để di chuyển dân cư, ổn định đời sống của người dân là vấn đề khó khăn, phức tạp, đòi hỏi sự nhất quán trong lãnh đạo, chỉ đạo điều hành, quản lý của Tỉnh ủy - HĐND - UBND tỉnh, sự chung tay, góp sức của cả hệ thống chính trị từ tỉnh đến cơ sở.

Từ khóa: Đảng bộ tỉnh Lai Châu; di dân, tái định cư; công trình thủy điện; 2004 - 2017


 
Điểm tái định cư trên địa bàn xã Tà Hừa, huyện Than Uyên, tỉnh Lai Châu

1.  Xây dựng các công trình thủy điện lớn của quốc gia có vai trò quan trọng trong việc cung cấp và bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia, phục vụ sự nghiệp CNH, HĐH đất nước và đời sống nhân dân. Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chủ trương, chính sách triển khai thực hiện nhiều dự án lớn như Thủy điện Sơn La, Thủy điện Lai Châu, Thủy điện Tuyên Quang... Những công trình thủy điện lớn này đều được xây dựng trên các sông có lưu lượng nước lớn và thường tập trung ở các khu vực miền núi, nơi có đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống.
Việc đắp đập ngăn sông, tạo hồ chứa nước phục vụ cho hoạt động sản xuất của nhà máy thủy điện có tác động lớn đến hiện trạng môi trường tự nhiên và đời sống của nhân dân trên các lưu vực sông. Để ổn định đời sống người dân tái định cư, đảm bảo sinh kế, an sinh xã hội và phát triển kinh tế - xã hội vùng tái định cư, Đảng, Nhà nước đã ban hành và triển khai thực hiện nhiều chính sách di dân tái định cư theo từng công trình thủy điện cụ thể, như Quyết định số 801/QĐ-TTg, ngày 4-6-2010 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt quy hoạch tổng thể di dân, tái định cư dự án thủy điện Sơn La; Quyết định số 193/QĐ-TTg, ngày 30-1-2011 về phê duyệt quy hoạch tổng thể di dân, tái định cư dự án thủy điện Lai Châu…).
Chính phủ cũng ban hành nhiều chính sách để làm cơ sở pháp lý áp dụng chung trong triển khai di dân tái định cư các công trình thủy điện lớn của đất nước. Ngày 18-11-2014 Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định số 64/2014-QĐ-TTg về “chính sách đặc thù về di dân, tái định cư các dự án thủy lợi, thủy điện” nêu rõ các đối tượng điều chỉnh trong triển khai thực hiện, các hạng mục được hỗ trợ về lập quy hoạch tái định cư, bồi thường về đất, bồi thường về tài sản trên đất, hỗ trợ xây dựng nhà ở, công trình phụ, vật kiến trúc kèm theo nhà ở tại điểm tái định cư, hỗ trợ làm đường tạm để di chuyển người và tài sản, hỗ trợ ổn định đời sống, hỗ trợ sản xuất, xây dựng khu, điểm tái định cư tập trung, xây dựng cơ sở hạ tầng điểm tái định cư xen ghép, hỗ trợ ổn định đời sống và sản xuất cho người dân sau tái định cư
Những bất cập qua triển khai thực hiện Quyết định số 64/2014-QĐ-TTg cũng đã Thủ tướng Chính phủ ban hành quyết định sửa đổi, bổ sung. Tiếp đó, ngày 25-10-2019, Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định số 1457/QĐ-TTg phê duyệt Đề án: “Rà soát và hoàn thiện các chính sách về di dân, tái định cư dự án thủy lợi thủy điện” với những quy định nhằm đảm bảo ổn định đời sống cho người dân tái định cư các dự án thủy lợi, thủy điện.
Công tác di dân, tái định cư phục vụ xây dựng các công trình thủy điện lớn trên địa bàn tỉnh Lai Châu là nhiệm vụ chính trị quan trọng được Đảng, Nhà nước quan tâm bằng nhiều chủ trương, chính sách cụ thể, thiết thực để đảm bảo tiến độ di dân sang nơi ở mới đúng tiến độ phục vụ xây dựng và đưa các công trình thủy điện vào hoạt động. Đối với Lai Châu, nhiệm vụ di dân, tái định cư phục vụ xây dựng các công trình thủy điện lớn được xác định cụ thể với 04 thủy điện: Thủy điện Sơn La, Thủy điện Lai Châu, Thủy điện Huội Quảng và Thủy điện Bản Chát.
Nhà máy Thủy điện Sơn La: Nhà máy thủy điện Sơn La được Quốc hội thông qua ngày 29-6-2001 (Nghị quyết số 44/2001-QH10). Đây là công trình quan trọng quốc gia với các nhiệm vụ chủ yếu là: Cung cấp điện năng để phát triển kinh tế - xã hội, phục vụ sự nghiệp CNH, HĐH đất nước; góp phần chống lũ về mùa mưa và cung cấp nước về mùa kiệt cho đồng bằng Bắc Bộ; góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội vùng Tây Bắc. Đối với việc di dân tái định cư, ổn định đời sống người dân vùng chịu ảnh hưởng của công trình, Quốc hội nêu rõ phải xây dựng dự án tổng thể về tái định cư theo các phương án, giải quyết tốt các chính sách đối với đồng bào các dân tộc, coi đây là nhiệm vụ quan trọng như việc xây dựng công trình; thí điểm các khu tái định cư, định canh mẫu để rút kinh nghiệm; có biện pháp bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa các dân tộc; tổ chức nghiên cứu, khảo sát thực tế; lấy ý kiến các nhà khoa học về dự án; lấy ý kiến của nhân dân, nhất là nhân dân vùng phải di dời và vùng tái định cư.
Để đảm bảo công tác di dân tái định cư phục vụ xây dựng nhà máy Thủy điện Sơn La, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 801/QĐ-TTg, ngày 4-6-2010 về phê duyệt quy hoạch tổng thể di dân, tái định cư dự án thủy điện Sơn La với mục tiêudi dân, tái định cư dự án Thủy điện Sơn La phải tạo được các điều kiện để đồng bào tái định cư sớm ổn định chỗ ở và đời sống, trên cơ sở khai thác tiềm năng về tài nguyên và sức lao động, từng bước thay đổi cơ cấu kinh tế, phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập, cuộc sống vật chất, tinh thần ngày càng tốt hơn nơi ở cũ, góp phần phát triển kinh tế - xã hội vùng Tây Bắc theo hướng CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn, giữ vững ổn định chính trị - xã hội, quốc phòng, an ninh và bảo vệ môi trường sinh thái1 nhiệm vụ “tổ chức thực hiện tốt công tác bồi thường, di dân và tái định cư cho hộ gia đình và cá nhân thuộc đối tượng di dân, tái định cư; bồi thường di chuyển và xây dựng lại kết cấu hạ tầng và công trình kiến trúc - văn hóa xã hội của các tổ chức, đơn vị trong mặt bằng thi công và vùng ngập của hồ chứa dự án Thủy điện Sơn La2.
Thực hiện Quyết định số 801/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, tỉnh Lai Châu đã tiến hành tái định cư tập trung 13 khu, 37 điểm; tái định cư xen ghép vào 1 bản thuộc 1 xã và tái định cư tự nguyện, đảm bảo bố trí 3.579 hộ, bao gồm: 3.124 hộ trên địa bàn và 455 hộ từ thị xã Mường Lay, tỉnh Điện Biên chuyển đến. Tổng diện tích đất ở và đất sản xuất là 9.278 ha, trong đó: đất ở 117 ha; đất sản xuất nông nghiệp 2.146 ha; đất lâm nghiệp 7.015 ha. Các huyện phải tiến hành tái định cư bao gồm: Sìn Hồ, Mường Tè, Phong Thổ, Tam Đường và Thị xã Lai Châu (nay là thành phố Lai Châu)3.
   Nhà máy Thủy điện Lai Châu:  Ngày 7-6-2010, Thủ tưởng Chính phủ  ra Quyết định số 819/QĐ-TTg  phê duyệt Dự án đầu tư xây dựng Công trình Thủy điện Lai Châu. Việc xây dựng nhà máy Thủy điện Lai Châu nhằm cung cấp điện cho hệ thống điện quốc gia; góp phần cùng các nhà máy thủy điện trên sông Đà phục vụ chống lũ về mùa mưa, cấp nước về mùa khô cho đồng bằng Bắc Bộ và phục vụ phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Lai Châu, tỉnh Điện Biên và cả vùng Tây Bắc.
Công tác bồi thường, hỗ trợ di dân tái định cư công trình này cần đầu tư xây dựng đường giao thông tránh ngập gồm: khoảng 65 km đường tỉnh 127 cấp V miền núi và 20 km đường giao thông liên vùng đường cấp V miền núi đoạn Mường Tè - Pắc Ma; đầu tư về bồi thường di dân, tái định cư cho: 1.331hộ-5.867 người bị ảnh hưởng trực tiếp và 617 hộ-3.873 người bị ảnh hưởng gián tiếp.
Ngày 30-1-2011, Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định số 193/QĐ-TTg phê duyệt quy hoạch tổng thể di dân, tái định cư Dự án Thủy điện Lai Châu với mục tiêu “di dân, tái định cư dự án Thủy điện Lai Châu phải tạo được các điều kiện để đồng bào tái định cư sớm ổn định chỗ ở và đời sống, trên cơ sở khai thác tiềm năng về tài nguyên và sức lao động, từng bước thay đổi cơ cấu kinh tế, phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập, cuộc sống vật chất, tinh thần ngày càng tốt hơn nơi ở cũ, góp phần phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Lai Châu theo hướng CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn, giữ vững ổn định chính trị - xã hội, quốc phòng, an ninh và bảo vệ môi trường sinh thái”4 và  nhiệm vụ “tổ chức thực hiện tốt công tác bồi thường, hỗ trợ, di dân, tái định cư cho các hộ gia đình và cá nhân thuộc đối tượng di dân, tái định cư; bồi thường di chuyển và xây dựng lại kết cấu hạ tầng và công trình kiến trúc - văn hóa xã hội của các tổ chức, đơn vị trong mặt bằng công trình và vùng ngập của hồ chứa Dự án thủy điện Lai Châu”5.
  Di dân, tái định cư xây dựng thủy diện Lai Châu và số dân bị ảnh hưởng phải di chuyển: (1) Diện tích đất bị thu hồi để làm hồ chứa và mặt bằng công trình là 4.962,6 ha (đất mặt bằng xây dựng công trình 949,6 ha và đất vùng lòng hồ bị ngập 3.963 ha). (2) Tổng giá trị thiệt hại vật chất thuộc vùng lòng hồ và mặt bằng công trình thủy điện Lai Châu 368,4 tỷ đồng. (3) Tổng số dân bị ảnh hưởng trực tiếp nằm trong mặt bằng xây dựng công trình và vùng ngập lòng hồ phải di chuyển 1.331 hộ với 5.867 khẩu, số dân bị ảnh hưởng gián tiếp 617 hộ với 3.873 khẩu (số liệu điều tra tháng 12 năm 2008). (4) Dự báo tổng số dân di chuyển đến khi hoàn thành công tác di dân, tái định cư thủy điện Lai Châu (kể cả số dân sở tại phải di chuyển, số dự phòng phát sinh) là 1.760 hộ với 7.805 khẩu (tính đến hết năm 2014). Phương án bố trí tái định cư sẽ quy hoạch, bố trí chủ yếu trên địa bàn huyện Mường Tè, gồm: 8 khu, 35 điểm tái định cư với 1.760 hộ. Tái định cư tập trung nông thôn 28 điểm với 1.282 hộ; tái định cư đô thị 4 điểm, khả năng bố trí 473 hộ; tái định cư xen ghép 1 điểm, bố trí 15 hộ và tái định cư tự nguyện di chuyển 307 hộ. Trong đó: tái định cư chính thức, gồm 7 khu, 33 điểm trên địa bàn 6 xã, 1 thị trấn (Nậm Hàng, Mường Mô, Can Hồ, Nậm Khao, Bum Tở, Mường Tè và thị trấn Mường Tè), khả năng bố trí 1.770 hộ; tái định cư dự phòng, gồm 2 điểm tại xã Nậm Manh, khả năng bố trí 200 hộ6.
Nhà máy thủy điện Bản Chát: Ngày 27-01-2011, Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định số 1208/QĐ-TTg  phê duyệt quy hoạch phát triển điện lực Quốc gia giai đoạn 2011 – 2020, trong đó có dự án xây dựng nhà máy thủy điện Bản Chát. Để thực hiện công tác di dân, tái định cư xây dựng Thủy điện Bản Chát, ngày 5-11-2013, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 2038/QĐ-TTg phê duyệt quy hoạch tổng thể di dân, tái định cư dự án Thủy điện Bản Chát với mục tiêu “di dân, tái định cư Dự án thủy điện Bản Chát phải tạo được các điều kiện để người dân tái định cư có đời sống tốt hơn nơi ở cũ, trên cơ sở khai thác tiềm năng về tài nguyên và sức lao động, từng bước thay đổi cơ cấu kinh tế, phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập, cuộc sống vật chất, tinh thần ngày càng tốt hơn, góp phần phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Lai Châu, giữ vững ổn định chính trị - xã hội, quốc phòng, an ninh và bảo vệ môi trường sinh thái”7. Phương án quy hoạch tổng thể di dân, tái định cư đối với Nhà máy Thủy điện Bản Chát được xác định: Tổng diện tích đất bị ngập và thu hồi là 7.693,71 ha; Tổng giá trị thiệt hại về đất đai, tài sản và kết cấu hạ tầng là 1.155.606 triệu đồng; số dân phải di chuyển: Tổng số dân tái định cư là 2.664 hộ với 15.017 khẩu (Số dân tái định cư tập trung là 2.277 hộ với 12.712 khẩu; số dân tái định cư tự nguyện là 387 hộ với 2.305 khẩu); số dân bị ảnh hưởng không phải di chuyển nơi ở 443 hộ với 2.565 khẩu. Phương án bố trí tái định cư được xác định với tổng số khu, điểm tái định cư tập trung nông thôn của dự án là 10 khu, 44 điểm; đảm bảo bố trí 2.277 hộ với 12.712 khẩu phải di chuyển trên địa bàn huyện Than Uyên và huyện Tân Uyên và tái định cư tự nguyện 387 hộ với 2.305 khẩu: Huyện Tân Uyên, gồm 5 khu, 19 điểm tái định cư tập trung nông thôn; bố trí 1.117 hộ với 6.046 khẩu và tái định cư tự nguyện 68 hộ với 420 khẩu; Huyện Than Uyên, gồm 5 khu, 25 điểm tái định cư tập trung nông thôn; bố trí 1.160 hộ với 6.666 khẩu và tái định cư tự nguyện 319 hộ với 1.885 khẩu. Tổng mức đầu tư Dự án là 5.052.799 triệu đồng8.  
Nhà máy thủy điện Huội Quảng: Ngày 27-1-2011, Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định số 1208/QĐ-TTg phê duyệt quy hoạch phát triển điện lực Quốc gia giai đoạn 2011 – 2020, trong đó có xây dựng nhà máy thủy điện Huội Quảng. Ngày 5-11-2013, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 2042/QĐ-TTg phê duyệt quy hoạch tổng thể di dân, tái định cư Dự án thủy điện Huội Quảng, trong đó xác định là “phải tạo được các điều kiện để người dân tái định cư có đời sống tốt hơn nơi ở cũ, trên cơ sở khai thác tiềm năng về tài nguyên và sức lao động, từng bước thay đổi cơ cấu kinh tế, phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập, cuộc sống vật chất, tinh thần ngày càng tốt hơn, góp phần phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Lai Châu và tỉnh Sơn La, giữ vững ổn định chính trị - xã hội, quốc phòng, an ninh và bảo vệ môi trường sinh thái”9; nhiệm vụ “Hoàn thành bồi thường, hỗ trợ và tái định cư cho hộ gia đình, cá nhân thuộc đối tượng di dân, tái định cư; hoàn thành bồi thường, xây dựng kết cấu hạ tầng, công trình kiến trúc - văn hóa xã hội của các tổ chức, đơn vị trong mặt bằng thi công và vùng ngập hồ chứa Dự án Thủy điện Huội Quảng trước tháng 12 năm 2015”10.
Phương án quy hoạch tổng thể di dân, tái định cư được xác định thiệt hại và số dân phải di chuyển đến năm 2015: Tổng diện tích đất bị ngập và thu hồi là 1.013 ha, bao gồm: Đất nông nghiệp 560 ha; đất lâm nghiệp 434 ha, đất ở 19 ha; Tổng giá trị thiệt hại về đất đai, tài sản và kết cấu hạ tầng là 204.902 triệu đồng, trong đó: Tỉnh Lai Châu 202.373 triệu đồng; tỉnh Sơn La 2.529 triệu đồng; số dân phải di chuyển: Tổng số dân tái định cư là 722 hộ với 4.333 khẩu, trong đó: Tỉnh Lai Châu là 702 hộ với 4.246 khẩu, tỉnh Sơn La 20 hộ với 87 khẩu (Số dân tái định cư tập trung là 688 hộ với 4.148 khẩu (tỉnh Lai Châu 668 hộ với 4.061 khẩu, tỉnh Sơn La 20 hộ với 87 khẩu); số dân tái định cư tự nguyện tỉnh Lai Châu là 34 hộ với 185 khẩu; số dân bị ảnh hưởng không phải di chuyển nơi ở 334 hộ với 1.992 khẩu). Phương án bố trí tái định cư với số khu, điểm tái định cư tập trung nông thôn của dự án là 03 khu, 12 điểm; đảm bảo bố trí 688 hộ với 4.148 khẩu phải di chuyển trên địa bàn huyện Than Uyên, tỉnh Lai Châu và huyện Mường La, tỉnh Sơn La và tái định cư tự nguyện 34 hộ với 185 khẩu (Tỉnh Lai Châu (huyện Than Uyên) gồm 02 khu, 11 điểm, bố trí 668 hộ với 4.061 khẩu và tái định cư tự nguyện 34 hộ với 185 khẩu; tỉnh Sơn La (huyện Mường La) gồm 01 khu, 01 điểm, bố trí 20 hộ với 87 khẩu). Tổng mức đầu tư Dự án là 1.102.000 triệu đồng11.
Như vậy, có thể thấy rằng cùng với việc phê duyệt xây dựng các công trình thủy điện lớn trên địa bàn tỉnh Lai Châu, Đảng và Nhà nước cũng ban hành nhiều chính sách cụ thể trong công tác di dân, tái định cư phục vụ xây dựng các công trình thủy điện. Những chính sách đó là tiền đề quan trọng để đền bù, hỗ trợ người dân chuyển cư từ nơi bị ảnh hưởng bởi lòng hồ thủy điện đến nơi ở mới được kịp thời, đảm bảo tiến độ cho công tác xây dựng các nhà máy thủy điện, ngăn hồ đắp đập tạo hồ chứa để phục vụ sản xuất.
2. Xác định xây dựng các công trình thủy điện lớn của quốc gia trên địa bàn là nhiệm vụ chính trị quan trọng mang tầm quốc gia trong việc bảo đảm an ninh năng lượng cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của cả nước, Đảng bộ tỉnh Lai Châu đã lãnh đạo, chỉ đạo cả hệ thống chính trị, cán bộ, đảng viên và nhân dân các dân tộc Lai Châu tập trung triển khai thực hiện bằng việc cụ thể hóa các chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước, đã đạt được một số kết quả sau:
 Một là, Đảng bộ, chính quyền tỉnh Lai Châu kịp thời, linh hoạt, sáng tạo đề ra chủ trương, chính sách phù hợp trên cơ sở nhận thức sâu sắc vị trí, tầm quan trọng của công tác di dân, tái định cư phục vụ xây dựng các công trình thủy điện quốc gia trên địa bàn
Công tác lãnh đạo, chỉ đạo di dân, tái định cư phục vụ xây dựng các công trình thủy điện quốc gia trên địa bàn đã được Tỉnh ủy chỉ đạo thống nhất trong toàn Đảng bộ, phù hợp với tình hình thực tế của địa phương để mang lại hiệu quả cao nhất: Đảng bộ đề ra các nghị quyết chuyên đề về di dân, tái định cư cho từng công trình thủy điện như: Nghị quyết số 07-NQ/TU, ngày 22-11-2004 về lãnh đạo công tác di dân, tái định cư Thuỷ điện Sơn La; Nghị quyết số 03-NQ/TU, ngày 20-4-2011 về lãnh đạo công tác di dân, tái định cư dự án Thủy điện Lai Châu; Nghị quyết số 05-NQ/TU, ngày 10-8-2006 về lãnh đạo công tác di dân, tái định cư Thủy điện Bản Chát, Huội Quảng. Đồng thời, ban hành Nghị quyết số 04-NQ/TU, ngày 10-8-2016 về ổn định và phát triển kinh tế - xã hội vùng tái định cư các công trình thuỷ điện quốc gia trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2016 - 2020 để chăm lo, ổn định đời sống của người dân vùng tái định cư.
Trên cơ sở chủ trương, chính sách của Nhà nước, Đảng bộ chỉ đạo HĐND, UBND tỉnh ban hành các chính sách phù hợp để đền bù giải phóng mặt bằng, hỗ trợ di dân tái định cư, các chính sách phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội, hỗ trợ sản xuất, đào tạo nghề cho lao động nông thôn đã tạo sự đồng thuận của người dân tin tưởng vào các chính sách của Đảng, Nhà nước và cấp ủy, chính quyền địa phương để di dời nhà cửa, bản làng đến nơi ở mới và kịp thời đáp ứng được yêu cầu đời sống của người dân vùng tái định cư, từng bước tạo sinh kế vững chắc để người dân yên tâm, gắn bó với nơi ở mới.
Dưới sự lãnh đạo của Tỉnh ủy, công tác di dân, tái định cư các công trình thủy điện quốc gia trên địa bàn cấp ủy, chính quyền các cấp tại các địa bàn phải thực hiện di dân, tái định cư đã xây dựng nghị quyết, chương trình hành động của cấp mình để triển khai thực hiện hiệu quả. Thành lập Ban Chỉ đạo tái định cư các cấp để triển khai các nhiệm vụ kịp thời, đúng tiến độ, đảm bảo chất lượng, hiệu quả. Tỉnh ủy đã chỉ đạo cấp ủy, chính quyền các cấp làm tốt công tác tuyên truyền, vận động. Công tác tuyên truyền, vận động được triển khai đồng bộ, hiệu quả, bám sát thực tiễn để tạo sự đồng thuận cao trong tổ chức thực hiện. Cấp ủy các cấp coi trọng công tác tuyên truyền, vận động, xác định đây là nhiệm vụ đi trước, mở đường cho việc di dân, tái định cư phục vụ xây dựng các công trình thủy điện quốc gia trên địa bàn tỉnh.
Công tác kiểm tra, giám sát được coi trọng trong quá trình triển khai thực hiện đối với từng dự án thủy điện, từng địa bàn tái định cư đảm bảo các chủ trương, nghị quyết về tái định cư của Đảng bộ tỉnh được triển khai thực hiện đúng và hiệu quả ở cơ sở. Tỉnh uỷ, các cấp uỷ, chính quyền chú trọng công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát của các cấp ủy đảng, chính quyền về tình hình triển khai thực hiện, UBND tỉnh và Ban Chỉ đạo tỉnh thường xuyên kiểm tra, giám sát tiến độ thực hiện công tác di dân tái định cư và xây dựng kết cấu hạ tầng khu, điểm tái định cư,... kịp thời chỉ đạo xử lý khắc phục những hạn chế, tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong quá trình tổ chức thực hiện; định hướng cho các cấp, các ngành tập trung chỉ đạo thực hiện tốt các nhiệm vụ, giải pháp nhằm thực hiện tốt công tác di dân tái định cư các thuỷ điện và đảm bảo kịp thời, đúng tiến độ.
Hai là, các cấp ủy đảng, chính quyền và Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể phối hợp thực hiện và đạt được những kết quả trong công tác di dân, tái định cư phục vụ xây dựng các công trình thủy điện quốc gia trên địa bàn.
  Tỉnh ủy đã ban hành các nghị quyết về lãnh đạo công tác di dân tái định cư các công trình thủy điện lớn trên địa bàn; chỉ đạo cấp ủy, chính quyền các cấp tổ chức thực hiện hiệu quả, hoàn thành di dân tái định cư, ổn định đời sổng cho 100% số hộ đảm bảo đúng tiến độ. Các cấp uỷ đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể đã bám sát mục tiêu, nhiệm vụ của các Nghị quyết, xác định công tác di dân tái định cư  phục vụ xây dựng các công trình thủy điện là một nhiệm vụ trọng tâm để tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện; đã phát huy được sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, của các thành phần kinh tế và sự đồng thuận của đồng bào các dân tộc tái định cư và cộng đồng dân cư nơi đến. Quy hoạch xây dựng khu điếm tái định cư gắn với Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và của từng địa phương và chương trình xây dựng nông thôn mới. Các khu, điểm tái định cư đảm bảo tính bền vững, ổn định lâu dài và đảm bảo hài hòa giữa lợi ích của đồng bào sở tại và đồng bào tái định cư, phù họp với phong tục, tập quán của từng dân tộc, phát huy bản sắc vãn hóa các dân tộc và bảo vệ môi trường sinh thái. Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội các khu, điểm tái định cư được đầu tư xây dựng tương đối đồng bộ góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo cho Nhân dân tái định cư và Nhân dân sở tại đều hưởng lợi từ dự án.
Các chủ trương, chính sách hỗ trợ, đền bù giải phóng mặt bằng của Trung ương được triển khai đồng bộ đúng đối tượng, đủ về số lượng, , minh bạch và kịp thời. Sự đồng thuận của người dân trong thực hiện chủ trương di dân tái định cư phục vụ xây dựng các công trình thủy điện là điều kiện tiên quyết quyết định sự thành công của chính sách. Cụ thể hóa các Nghị quyết về di dân, tái định cư các công trình thủy điện lớn trên địa bàn tỉnh, HĐND, UBND tỉnh đã ban hành các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện di dân, tái định cư các công trình thủy điện: Kế hoạch số 621-KH/UBND, ngày 30-5-2011 về triển khai thực hiện công tác đền bù, bồi thường, hồ trợ và tái định cư dự án thủy điện Lai Châu; Quyết định số 35/2011-QĐ-UBND, ngày 07-12-2011 về việc ban hành quy định cụ thế một số nội dung trong công tác bồi thường, di dân tái định cư dự án thủy điện Lai Châu; Quyết định số 09-2013-QĐ-UBND, ngày 10-6-2013 về việc ban hành một số nội dung cụ thể về bồi thường, hồ trợ và tái định cư các dự án thủy điện Sơn La, Lai Châu, Bản Chát, Huội Quảng trên địa bàn tỉnh Lai Châu; Quyết định số 13-2014-QĐ-UBND, ngày 02-6-2014 về việc sửa đổi một số điều của quy định ban hành kèm theo Quyết định số 09-2013-QĐ-UBND, ngày 10-6-2013 của UBND tỉnh… Các văn bản ban hành kịp thời, cụ thể hóa được cơ chế chính sách phù hợp với thực tế địa phương, bảo đảm áp dụng thuận lợi cho công tác di dân tái định cư các công trình thủy điện trên địa bàn tỉnh Lai Châu.
Các huyện, thành phố cụ thể hóa nghị quyết của Tỉnh ủy thành nghị quyết, kế hoạch, chương trình thực hiện của cấp mình để triển khai thực hiện; phân công các đồng chí ủy viên Ban Thường vụ huyện ủy theo dõi, lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện. Các huyện có ảnh hưởng di dân tái định cư đã kiện toàn, thành lập Ban Chỉ đạo cấp huyện, xây dựng kế hoạch và phân công nhiệm vụ cho các thành viên Ban Chỉ đạo, các phòng, ban của huyện và các cán bộ thực hiện. Các xã, thị trấn nằm trong vùng tái định cư thành lập Ban Chỉ đạo tái định cư xã do đồng chí Chủ tịch UBND xã, thị trấn làm trưởng ban. Ban Quản lý dự án bồi thường di dân, tái định cư tỉnh đã thành lập các tổ công tác, giúp Ban triển khai thực hiện nhiệm vụ tại các khu, điểm tái định cư.
Để triển khai công tác di dân, tái định cư các công trình thủy điện quốc gia trên địa bàn, tỉnh đã thành lập Ban Quản lý, Ban Chỉ đạo di dân tái định cư, các huyện và các xã có thực hiện di dân đều thành lập các Ban Chỉ đạo di dân tái định cư của cấp mình để trực tiếp tham mưu cho cấp ủy, chính quyền trong công tác triển khai thực hiện. Cấp uỷ, Ban Giám đốc các Ban Quản lý dự án di dân, tái định cư phục vụ xây dựng các công trình thủy điện quốc gia trên địa bàn tỉnh đã phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể tỉnh và một số cấp uỷ, chính quyền địa phương, tổ chức triển khai, quán triệt, học tập các chủ trương, Nghị quyết của Đảng bộ tỉnh, các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về công tác di dân, tái định cư phục vụ xây dựng các công trình thủy điện đến đông đảo cán bộ, đảng viên và nhân dân các dân tộc trong vùng thực hiện di dân, tái định cư. Qua quán triệt, học tập, tuyên truyền đã tạo sự chuyển biến về nhận thức; ý thức trách nhiệm của cán bộ, đảng viên được nâng lên. Đặc biệt nhân dân các dân tộc trong vùng tái định cư nhất trí cao với chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước về tái định cư các công trình thủy điện.
Cấp uỷ, Ban Giám đốc các Ban Quản lý dự án đã xây dựng chương trình hành động, kế hoạch thực hiện nghị quyết của Tỉnh ủy về di dân tái định cư các công trình thủy điện phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương. Phân công trách nhiệm cho từng đồng chí trong cấp uỷ, Ban Giám đốc; định kỳ cấp uỷ đã tổ chức kiểm tra cán bộ, đảng viên thực hiện nhiệm vụ được giao. Ban Giám đốc đã thực hiện khá toàn diện chức năng, nhiệm vụ chủ đầu tư theo quy định.
Ba là, những kết quả đạt được trong công tác di dân, tái định cư phục vụ xây dựng các công trình thủy điện quốc gia trên địa bàn tạo ra nguồn lực quan trọng cho phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Là tỉnh mới được chia tách, thành lập có điều kiện kinh tế - xã hội còn gặp nhiều khó khăn, cơ sở hạ tầng thiếu thốn, địa hình rộng, chia cắt phức tạp, giao thông kém phát triển; là địa bàn sinh sống của 19 dân tộc thiểu số, tỷ lệ dân tộc thiểu số chiếm trên 84 % dân số, trong đời sống của người dân còn tồn tại nhiều hủ tục lạc hậu, trình độ dân trí thấp, không đồng đều; thực hiện Chủ trương của Trung ương về xây dựng các công trình thủy điện lớn trên địa bàn tỉnh là điều kiện quan trọng để tỉnh Lai Châu tạo ra nguồn lực quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho Nhân dân các dân tộc. Xác định di dân tái định cư phục vụ xây dựng các công trình thủy điện lớn trên địa bàn tỉnh Lai Châu là cơ hội quan trọng để Lai Châu tận dụng các nguồn vốn hỗ trợ của Trung ương, quy lại, sắp xếp lại dân cư, xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu, quy hoạch sản xuất, đào tạo nguồn nhân lực để tạo nguồn lực phát triển kinh tế  - xã hội của địa phương. Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo cấp ủy, chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể các cấp đẩy mạnh lãnh đạo, chỉ đạo công tác di dân tái định cư, kết hợp với các nguồn vốn hỗ trợ của chính phủ, các chương trình mục tiêu quốc gia để đầu tư, tạo chuyển biến mạnh mẽ gắn với xây dựng nông thon mới.
Triển khai công tác di dân tái định cư các công trình thủy điện trên địa bàn tỉnh cùng với thời điểm các địa phương trong tỉnh đang tập trung đẩy mạnh thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới. Đây là điều kiện khách quan quan trọng để gắn tái định cư với xây dựng nông thôn mới tại các điểm, vùng tái định cư. Một số điểm bản cũ trước khi di dân tái định cư chật hẹp, thiếu đất sản xuất, thổ nhưỡng đất kém màu mỡ, đời sống người dân gặp nhiều khó khăn trong phát triển kinh tế hộ gia đình nói riêng cũng như trong phát triển kinh tế địa phương. Xây dựng các khu, điểm tái định cư để di dân các công trình thủy điện là dịp quan trọng cho các địa phương sắp xếp, bố trí lại quy hoạch dân cư nhằm ổn định đời sống người dân tại nơi ở mới với các điều kiện cơ sở hạ tầng thiết yếu, đất sản xuất, đất ở thuận lợi hơn nơi ở cũ… Nhiều bản làng, khu dân cư của đồng bào các dân tộc ở gần các sông lớn, khe suối, nơi địa hình dốc và thường xuyên bị ảnh hưởng thiệt hại bởi mưa lũ, sạt lở gây mất ổn định đến tính mạng, tài sản và hoạt động lao động sản xuất của người dân. Việc di dân, tái định cư phục vụ xây dựng các công trình thủy điện cũng là cơ hội để cấp ủy, chính quyền các địa phương quy hoạch, bố trí lại dân cư; di chuyển các khu, điểm dân cư ra khỏi vùng có nguy cơ sạt lở, lũ lụt, ổn định đời sống của người dân.
Kết hợp, lồng ghép với các chương trình, chính sách khác để tập trung nguồn lực, tạo động lực phát triển bền vững. Cùng với chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp theo Quyết định số 02-2007-QĐ-TTg, ngày 09-01-2007 của Thủ tướng Chính phủ, tỉnh Lai Châu đã xây dựng nhiều chương trình, dự án hỗ trợ sản xuất cho người dân nói chung và người dân tái định cư nói riêng như: Quyết định số 29-2013-QĐ-UBND, ngày 29-10-2013 về việc ban hành quy định về thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Lai Châu giai đoạn 2014-2016; Quyết định số 1019-QĐ-UBND, ngày 29-8-2014 về việc phê duyệt Đề án phát triển vùng chè tập trung chất lượng cao giai đoạn 2015-2020 trên địa bàn tỉnh Lai Châu; Đề án phát triển cây cao su, cây quế, cây ăn quả; Quyết định số 1406-QĐ-UBND, ngày 30-10-2014 phê duyệt Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh Lai Châu đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030... Ngoài ra các chương trình mục tiêu Quốc gia cũng được triển khai đến thôn xã như: Chương trình 135, 30a, xây dựng nông thôn mới... thúc đẩy phát triển kinh tế- xã hội của các xã trong tỉnh nói chung và các xã có hộ tái định cư nói riêng.
Lãnh đạo, chỉ đạo hiệu quả công tác ổn định cuộc sống của người dân tái định cư đến nơi ở mới. Tỉnh ủy đã chỉ đạo HĐND, UBND tỉnh ban hành nhiều chủ trương, chính sách hỗ trợ người dân ổn định nơi ở mới, tạo sinh kế bền vững từng bước nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân tái định cư. Các huyện tổ chức giao đất để khai hoang bổ sung ruộng nước; hỗ trợ trồng rừng kinh tế, hỗ trợ trồng cây ăn quả; hỗ trợ phát triển chăn nuôi tập trung; hỗ trợ nuôi trồng thủy sản,...; thực hiện khoán khoanh nuôi, bảo vệ rừng tự nhiên gắn với chi trả dịch vụ môi trường rừng cho tất cả các khu, điểm tái định cư. Công tác đào tạo nghề cho nhân dân vùng tái định cư được thực hiện lồng ghép thông qua các chương trình mục tiêu quốc gia, từng bước giúp nhân dân vùng tái định cư chuyển đổi phương thức sản xuất, giải quyết việc làm ổn định đời sống, xóa đói giảm nghèo.
Nhờ có tái định cư phục vụ xây dựng các công trình thủy điện lớn trên địa bàn, bộ mặt nông thôn của tỉnh Lai Châu được đổi thay rõ nét. Cơ sở hạ tầng nông thôn như điện, đường, trường, trạm được quan tâm đầu tư xây dựng kiên cố, vững chắc, quy hoạch theo tiêu chuẩn các hạn mục nông thôn mới theo quy định đảm bảo phục vụ đời sống của người dân được tốt hơn.  Hầu hết các hộ tái định cư các công trình thuỷ điện đều được sử dụng điện lưới quốc gia; tổng số hộ được sử dụng điện lưới quốc gia 19.591-21.439 hộ, đạt 91,3% (số hộ còn lại chưa được sử dụng điện lưới quốc gia là do hộ tách ra ở riêng). Các khu, điểm tái định cư được đầu tư xây dựng công trình cấp nước sinh hoạt phục vụ đời sống nhân dân; đến nay số người được sử dụng nước sạch và nước hợp vệ sinh thuộc dự án di dân tái định các công trình thủy điện cơ bản được đầ đủ. Hệ thống giao thông cơ bản đáp ứng nhu cầu đi lại của nhân dân; các tuyến đường giao thông liên xã, giao thông vào thôn, bản, các tuyến đường nội bản của các điểm tái định cư đều được đầu tư.
Từ nguồn hỗ hỗ trợ di dân tái định cư, các vùng tái định cư được đầu tư nhiều cơ sở hạ tầng phục vụ đời sống sản xuất, sinh hoạt người dân được tốt hơn như: nhà văn hóa thôn, bản, xã; các trạm y tế, trường học được xây dựng ở vị trí thuận lợi, thiết bị phụ trợ được trang bị đầy đủ; hạ tầng bưu chính, viễn thông và hệ thống phát thanh - truyền hình được phủ sóng 100% tại các khu, điểm tái định cu. Đến nay, 100% trẻ em đến tuổi đến trường được đi học; tỷ lệ phổ cập giáo dục mầm non, tiếu học và trung học cơ sở đạt 100%; điều kiện chăm sóc y tế thuận lợi, đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh của người dân; đời sống văn hoá tinh thần được nâng lên, đảm bảo các thiết chế văn hoá gắn với bảo tồn và phát huy bản sắc văn hoá các dân tộc trong cộng đồng dân cư.
Đời sống tinh thần của người dân được chú trọng gắn với việc bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa tốt đẹp của các dân tộc. Các khi, điểm tái định cư đều được xây dựng nhà văn hóa xã, nhà văn hóa thôn bản khang trang, được cung cấp, lắp đặt các trang thiết bị thiết yếu cơ bản phục vụ sinh hoạt cộng đồng của người dân như tăng âm, loa, đài.. Cùng với đó, tỉnh có nhiều chủ trương trong phát huy, bảo tồn các bản sắc văn hóa tốt đẹp của các dân tộc thiểu số; hỗ trợ kinh phí thành lập và duy trì hoạt động của các đội văn hóa, văn nghệ cơ sở, hỗ trợ các nghệ nhân trong việc truyền dạy, truyền nghề các làn điệu dân ca, dân vũ, nghề thủ công truyền thống, tiếng nói, chữ viết của các dân tộc. Có chính sách đặc thù trong hỗ trợ đời sống kinh tế - xã hội của các đồng bào dân tộc ít người trên địa bàn (các dân tộc Cống, Mảng, La Hủ, Si La).
Triển khai tốt các nhiệm vụ phát triển văn hóa - xã hội của người dân vùng tái định cư, tập trung vào nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo, chăm sóc sức khỏe, khám chữa bệnh, cấp phát thuốc cho người dân, triển khai các hoạt động văn hóa, văn nghệ gắn với các chính sách bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc, phát triển hệ thống thông tin, truyền thông, truyền hình để phục vụ đời sống người dân vùng tái định cư. Hệ thống cơ sở hạ tầng thiết yếu phục vụ đời sống của người dân như điện, đường, trường, trạm được đảm bảo, phục vụ tốt nhu cầu của người dân. An ninh nông thôn, trật tự an toàn xã hội được bảo đảm; hệ thống chính trị ở các xã thuộc địa bàn tái định cư được tăng cường, hoạt động có nhiều đổi mới, hiệu lực hiệu quả được nâng lên; dân chủ ở cơ sở được chú trọng, mặt trận tổ quốc và các đoàn thể cơ sở kịp thời nắm bắt tâm tư, nguyện vọng nhân dân, sâu sát nhân dân trong triển khai các phong trào thi đua ở cơ sở.
Những kết quả đạt được và những kinh nghiệm có giá trị của Đảng bộ tỉnh Lai Châu trong công tác lãnh đạo di dân, tái định cư phục vụ xây dựng các công trình thủy điện quốc gia trên địa bàn giai đoạn 2004-2017, là minh chứng khẳng định năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu, sự đoàn kết thống nhất, ý chí quyết tâm của Đảng bộ, các cấp chính quyền, đoàn thể và sự đồng tình ủng hộ của nhân dân các dân tộc trong tỉnh. Kết quả đạt được và những hạn chế, bất cập còn tồn tại là bài học kinh nghiệm vô cùng quý giá để Đảng bộ tiếp tục lãnh đạo nhân dân các dân tộc phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh - quốc phòng, xây dựng tỉnh Lai Châu phát triển nhanh và bền vững.
 


Ngày gửi: 18-1-2024;   Ngày thẩm định: 21-1-2023; Ngày duyệt đăng: 21-1-2023
1. Thủ tướng Chính phủ: Quyết định số 801/QĐ-TTg, ngày 4/6/2010 về phê duyệt quy hoạch tổng thể di dân, tái định cư dự án thủy điện Sơn La.
2.  Thủ tướng Chính phủ: Quyết định số 801/QĐ-TTg, ngày 4/6/2010 về phê duyệt quy hoạch tổng thể di dân, tái định cư dự án thủy điện Sơn La
3. Thủ tướng Chính phủ: Quyết định số 801/QĐ-TTg, ngày 4/6/2010 về phê duyệt quy hoạch tổng thể di dân, tái định cư dự án thủy điện Sơn La.
4 . Thủ tướng Chính phủ: Quyết định số 819/QĐ-TTg, ngày 07/6/2010 về việc phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình thủy điện Lai Châu.
5.  Thủ tướng Chính phủ: Quyết định số 193/QĐ-TTg, ngày 30/01/2011 về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể di dân, tái định cư Dự án thủy điện Lai Châu.
6.  Thủ tướng Chính phủ: Quyết định số 193/QĐ-TTg, ngày 30/01/2011 về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể di dân, tái định cư Dự án thủy điện Lai Châu
7.  Thủ tướng Chính phủ: Quyết định số 2038/QĐ-TTg, ngày 05/11/2013 về phê duyệt quy hoạch tổng thể di dân, tái định cư dự án thủy điện Bản Chát
8.  Thủ tướng Chính phủ: Quyết định số 2038/QĐ-TTg, ngày 05/11/2013 về phê duyệt quy hoạch tổng thể di dân, tái định cư dự án thủy điện Bản Chát.
9.  Thủ tướng Chính phủ: Quyết định số 2042/QĐ-TTg, ngày 05/11/2013 về phê duyệt Quy hoạch tổng thể di dân, tái định cư Dự án thủy điện Huội Qung.
10. Thủ tướng Chính phủ: Quyết định số 2042/QĐ-TTg, ngày 05/11/2013 về phê duyệt Quy hoạch tổng thể di dân, tái định cư Dự án thủy điện Huội Qung.
11. Thủ tướng Chính phủ: Quyết định số 2042/QĐ-TTg, ngày 05/11/2013 về phê duyệt Quy hoạch tổng thể di dân, tái định cư Dự án thủy điện Huội Qung.