Tóm tắt: Trong quá trình tiến hành chiến tranh xâm lược Việt Nam, đế quốc Mỹ luôn coi “bình định” là một trong những chiến lược cơ bản, hàng đầu, tiến hành trên khắp các địa bàn các tỉnh miền Nam. Trong giai đoạn khốc liệt nhất chống lại chính sách “bình định” của Mỹ và chính quyền Sài Gòn, dưới sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng, Khu ủy Khu V, mà trực tiếp là Đảng bộ tỉnh Bình Định, quân và dân trong tỉnh đã mở cuộc đấu tranh chính trị rầm rộ, quyết liệt quy mô toàn tỉnh trong năm 1964-1965, sử dụng linh hoạt, sáng tạo nhiều phương pháp, cách thức đấu tranh, từng bước làm thất bại các kế hoạch, chương trình “bình định” của Mỹ và chính quyền tay sai, giành thắng lợi, mở ra thế và lực mới cho phong trào cách mạng địa phương.

Từ khóa: Đấu tranh chính trị; Đảng bộ tỉnh Bình Định; 1964-1965.

1. Bình Đnh có vị trí chiến lược rất quan trọng, là cầu nối giữa các tỉnh đng bằng Nam Trung Bộ với các tỉnh Tây Nguyên, sang Lào và Campuchia. Đây là nơi tập trung một số sân bay quân sự như: Thiết Đính, Gò Quánh, Quy Nhơn và một số bến cảng lớn như: Quy Nhơn, Đ Gi, Tam Quan. Đc biệt có Quốc lộ 19, từng được coi là “con đường máu”, thông lộ giữa miền duyên hải Nam Trung Bộ với các tỉnh Tây Nguyên. Nơi đây cũng là trục cơ đng chiến lược của quân đi Sài Gòn và cả của các đơn vị chủ lực Quân Giải phóng. Vì vậy, Mỹ-ngụy áp dụng mọi thủ đoạn nhằm “bình đnh”, lấn chiếm bằng được đa bàn có vị trí chiến lược quan trọng này.
Bước vào triển khai Kế hoạch Giônxơn-Mắc Namara, Bình Đnh là tỉnh nằm trong vùng trọng điểm “bình đnh” lấn chiếm của Mỹ và chính quyền Sài Gòn ở miền Nam Việt Nam. Đ “bình đnh” có hiệu quả vùng trọng điểm chiến lược ấy, đu năm 1963, quân số các sắc lính của Việt Nam Cộng hòa tại Bình Đnh tăng lên gần 18.000 người (toàn Khu 5 là 200.000 quân). Bên cạnh việc tăng quân số các loại, Mỹ và chính quyền Sài Gòn ra sức tăng cường hệ thống phòng thủ, củng cố những chốt điểm vùng giáp ranh, gia cố thêm hàng rào kẽm gai và hào sâu ở Tây Phù Cát, Tây Bắc Hoài Nhơn nhằm ngăn chặn những cuộc tiến công mới của Quân Giải phóng.
Từ tháng 3-1964 đến tháng 5-1965, là thời gian chiến tranh vô cùng ác liệt trên đa bàn tỉnh Bình Đnh. Để tiếp tục thực hiện lấn chiếm có trọng điểm đi với vùng nông thôn đng bằng, Mỹ tăng cường hoạt đng phi pháo, mở liên tiếp 1.043 cuộc càn quét sâu vào vùng giải phóng, từ Bình Khê trải dài đến Bắc Hoài Nhơn. Trong đó, đáng chú ý từ tháng 3 đến 7-1964, đch mở 243 cuộc càn quét, lấn chiếm lại 45 thôn, lập lại 35 ấp chiến lược và các tuyến giao thông hào ở Đông Nam, Tây Bắc Hoài Nhơn, Tây Phù Cát với dân số bị kẹp lại có lúc lên đến 100.000 người1. Từ tháng 8-1964 đến tháng 6-1965 đch mở 830 cuộc càn quét, trong đó có cuộc từ 1 tiểu đoàn trở lên, thậm chí có lúc đch điều quân tăng viện từ Nam Bộ ra và Gia Lai xuống với quân số có lúc lên đến 11 tiểu đoàn càn quét lấm chiếm các huyện phía Bắc Bình Đnh, nhất là Hoài Nhơn nhằm nối lại và bảo vệ đường giao thông, đóng chốt ở Phù Ly, Đèo Nhông (Phù Mỹ), Đèo Phú Cũ, Tài Lương, Gò Tam Quan (Hoài Nhơn),... Ngoài ra, đch còn mở nhiều cuộc càn quét phản ứng nhanh, quyết liệt với các vùng mới mở ra ở Bình Khê, An Nhơn, Đông Phù Cát; tăng cường hoạt đng phi pháo, triệt hạ điển hình một số nơi ở An Đ (Hoài Nhơn), Hưng Nhơn (Hoài Ân), Thuận Ninh (Bình Khê), Vĩnh Quang, Huỳnh Giang (Tuy Phước) và nhiều vùng dọc ven biển từ Hoài Nhơn vào đến Tuy Phước2
Đ ngăn chặn phong trào đu tranh chính trị và nhập thị ở tỉnh Bình Đnh, một mặt đch tăng cường xây dựng hệ thống phòng ngự mạnh hơn ở các vùng ngoại vi, nhất là từ phía Phước Hải đến Thị Nại; vùng núi Tây Nam từ đèo Son vào đến Ghềnh Ráng. Mặt khác, tại các vùng nông thôn, đng bằng và ven biển, Mỹ-ngụy đy mạnh các hoạt đng phong tỏa, uy hiếp, tăng cường hoạt đng gián điệp, do thám, biệt kích, tập kích bằng trực thăng, cài cắm gián điệp vào nội bộ cách mạng đ đánh phá phong trào. Đy mạnh chiến tranh tâm lý vừa hù dọa, vừa lừa bịp quần chúng, ra sức thực hiện âm mưu chiêu an, chiêu hồi đ lôi kéo quần chúng.
Những âm mưu và hành đng trên của Mỹ-ngụy đã gây nhiều khó khăn và tổn thất cho phong trào cách mạng Bình Đnh, nhất là tại những trọng điểm đch đánh phá và lấn chiếm. Dù vậy, thời điểm này, Mỹ-ngụy cũng gặp nhiều khó khăn, bất cập; mâu thuẫn nội bộ ngày càng gay gắt, cả trong chính quyền, quân đi Mỹ và Việt Nam cộng hòa. Về mặt chiến thuật, mâu thuẫn trong việc sử dụng quân như giữa tập trung và phân tán, giữa đánh phá có trọng điểm và chiếm đóng, chốt giữ ở nhiều nơi khác; giữa tập trung quân thị xã, thị trấn, các nơi quan trọng với lấn chiếm lại nông thôn; giữa những toan tính mở các cuộc hành quân càn quét với qui mô lớn của bên trên với tinh thần bạc nhược của binh sĩ và nhân viên chính quyền cơ sở....
Nhận đnh về tình hình đch, nắm vững tư tưởng chỉ đo của Trung ương, Khu ủy 5, về đối phó với những âm mưu và thủ đoạn đánh phá mới của đch, tiếp tục đưa phong trào phát triển, tạo ra bước đt phá mới, Hội nghị Tỉnh ủy Bình Đnh (tháng 4-1964) quyết đnh phải tạo “sự đt biến” trong hoạt đng chống, phá chính sách “bình đnh”. Trên cơ sở phân tích rõ nguyên nhân thắng lợi, hạn chế của phong trào chống, phá chính sách “bình đnh” và những bài học kinh nghiệm đã có trong công tác lãnh đo và chỉ đo, Hội nghị chủ trương mở chiến dịch “Đng khởi Khu Đôngở các huyện phía Nam tỉnh, đ giành quyền làm chủ đng bằng vùng sâu, tạo hành lang và bàn đp tiến vào Quy Nhơn, đy mạnh phong trào đu tranh chính trị ở thành thị, quyết tâm giành cho bằng được 90.000 đến 100.000 dân3.
Đến cuối năm 1964, phong trào cách mạng ở tỉnh Bình Đnh nảy sinh nhiều vấn đ mới, đòi hỏi Đng bộ phải có những chủ trương, biện pháp và bước đi thích hợp, tăng cường sự lãnh đo sâu sát của Đng bộ đi với cuộc đu tranh chống đch “bình đnh” lấn chiếm trên đa bàn tỉnh. Từ ngày 20 đến ngày 25-11-1964, Đi hội Đi biểu Đng bộ tỉnh Bình Đnh lần thứ VI đã diễn ra. Đi hội đã tập trung phân tích những tiến bộ, “mổ xẻ” các khuyết điểm, hạn chế của Đng bộ trong lãnh đo và chỉ đo phong trào cách mạng đa phương từ sau “Đng khởi Khu Đông”. Sau khi đánh giá lại tình hình đch-ta trong toàn tỉnh, phê phán những khuyết, nhược điểm trong chỉ đo, Đi hội đề ra phương hướng, nhiệm vụ của Đng bộ, quân và dân toàn tỉnh là: trong lúc này cần phải với tinh thần thừa thắng bằng bạo lực ba mũi giáp công của quần chúng, kết hợp với cú đánh mạnh mẽ của chủ lực đ giải phóng cho bằng được toàn bộ nông thôn đng bằng. Cần phát huy tư tưởng chiến lược tiến công và sức mạnh tổng hợp của ba mũi giáp công kết hợp với những quả đm mạnh về quân sự đ giải phóng và giành quyền làm chủ toàn bộ nông thôn đng bằng. Phê phán và ra sức khắc phục những biểu hiện tư tưởng hữu khuynh, gờm ngại đch, sác liệt hy sinh, cố thủ không mạnh bạo đ “đưa phong trào đu tranh chống đch lên hết trớn”4. Tích cực đào tạo, bồi dưỡng cán bộ đa phương hợp pháp đ tuyên truyền, giáo dục, phát đng tư tưởng quần chúng, biến quyết tâm của Đng thành hành đng cách mạng cụ thể trong tấn công và nổi dậy; cùng với phong trào khởi nghĩa bằng bạo lực cách mạng của quần chúng nông thôn, tích cực đy mạnh phong trào đu tranh chính trị mạnh mẽ của tất cả các tầng lớp nhân dân, tạo ra sức mạnh tổng hợp của chiến tranh nhân dân trên khắp ba vùng chiến lược đ đánh thắng kẻ thù.
Từ ngày 8 đến ngày 11-3-1965, Hội nghị Tỉnh ủy mở rộng được tổ chức, đánh giá tình hình trong tỉnh và kết quả sau đt hoạt đng Đông-Xuân năm 1964-1965. Hội nghị nhấn mạnh: các đa phương cần khẩn trương tranh thủ thuận lợi tấn công đch liên tục, dồn dập và mạnh mẽ bằng cả 3 mũi giáp công đu khắp các vùng nông thôn, miền núi, thị trấn, thị xã, với quyết tâm thật cao và trên một quy mô lớn đ tiêu hao, tiêu diệt nhiều hơn nữa sinh lực đch, nhằm giải phóng toàn bộ nông thôn đng bằng và thị trấn, quận lỵ, đng thời tích cực chuẩn bị tranh thủ chớp thời cơ giải phóng thị trấn, thị xã. Ra sức củng cố, xây dựng và kiên quyết giữ vững vùng làm chủ, không ngừng đưa phong trào đu tranh chính trị quần chúng tiến lên chống lại mọi âm mưu càn quét, đánh phá của đch bảo vệ vùng giải phóng của cách mạng. Về nhiệm vụ đu tranh chính trị, Hội nghị chỉ rõ: trước mắt cần kết hợp chặt chẽ với đu tranh vũ trang tấn công đch mạnh mẽ, liên tục nhằm làm thất bại âm mưu càn quét lấn chiếm của đch, giữ thế trực diện đu tranh của quần chúng đ trụ bám nhằm trụ vững và mở rộng vùng giải phóng; phá ra các khu dồn dân về làng cũ; thực hiện kéo dân về và chuyển lên thế làm chủ; bảo vệ sản xuất, tính mạng và tài sản của nhân dân; phá thế kèm kẹp, giành quyền làm chủ ở các vùng yếu và thị trấn thị xã, đng thời chuẩn bị lực lượng tiến lên theo phương hướng chung giành thắng lợi to lớn nhất. Yêu cầu đu tranh chính trị là phải nâng cao từ “đu tranh lẻ tẻ” lên “tập thể đu tranh” ngày càng lớn và rộng khắp, tấn công đch quyết liệt và liên tục; tập hợp lực lượng rộng rãi, hình thành mặt trận Liên hiệp hành đng, xúc tiến tập dượt đi ngũ đ chuẩn bị cho những phương hướng đánh địch5.Để thực hiện hiệu quả mục tiêu và phương hướng trên, trước hết cần làm chuyển biến những nhận thức tư tưởng chưa tin đu tranh chính trị trong cán bộ lãnh đo, làm cho cán bộ thấy được ý nghĩa quan trọng và tính chất quyết đnh của đu tranh chính trị, xây dựng được quyết tâm cao trong toàn Đng bộ, lãnh đo nhân dân đu tranh, giành thắng lợi6.
Cùng với Nghị quyết Đi hội Đng bộ tỉnh Bình Đnh lần thứ VI, Nghị quyết Hội nghị Tỉnh ủy mở rộng lần này không chỉ giải quyết những vấn đ quan trọng do phong trào cách mạng đa phương đt ra, mà còn đánh dấu một bước trưởng thành mới của Đng bộ trong nhận thức và vận dụng phương châm chỉ đo, phương thức cách mạng của Đng vào chỉ đo thực tiễn đu tranh chính trị ở đa phương.
 
2. Thực hiện sự chỉ đo của Đng bộ Bình Đnh, từ ngày 5-7 đến ngày 5-8-1965, tại trọng điểm Khu Đông là các huyện Phù Cát, An Nhơn, Tuy Phước, bằng 3 mũi giáp công, quần chúng đng loạt nổi dậy giải phóng 90 thôn ở 25 xã với 110.000 dân, phá rã hoàn toàn 84 trung đi dân vệ và thanh niên chiến đu. Phối hợp với đòn tiến công quân sự, từ ngày 10-7 đến ngày 20-8-1964, lần đu tiên, Đng bộ, nhân dân Bình Đnh mở cuộc tiến công chính trị trên quy mô toàn tỉnh vào hệ thống đn bốt và bộ máy chính quyền đch từ tỉnh đến huyện, xã. Trên 380 cuộc mít tinh, biểu tình thị uy thu hút trên 90.000 lượt quần chúng tham gia đu tranh chống Nguyễn Khánh đc tài, tố cáo tội ác của đch, đòi giải quyết khó khăn đi sống nhân dân. Nhiều cuộc, đng bào khiêng xác người chết và bị thương bao vây quận lỵ, đòi đch bồi thường thiệt hại nhân mạng; chống ném bom, bắn phá bừa bãi vào xóm làng. Ngày 23-7-1964, trên 1.000 dân làm nghề biển ở bán đo Phước Lý dùng hàng trăm canô, ghe thuyền chở người bị thương và tang vật do đch càn quét đt phá tiến vào thị xã Quy Nhơn, đu tranh quyết liệt7. Nguyễn Khánh phải đích thân từ Sài Gòn ra thị sát tình hình và hứa hẹn giải quyết các yêu sách của nhân dân.
Ngày 9-11-1964, phong trào đu tranh chính trị ở Bình Đnh có bước phát triển mới. Tại trọng điểm Bồng Sơn và Quy Nhơn liên tiếp nổ ra 5 cuộc đu tranh lớn, với hơn 25.000 quần chúng tham gia. Hàng ngàn thanh niên, học sinh và các tầng lớp quần chúng ở Quy Nhơn bao vây, đp phá đài phát thanh. Một lần nữa, Nguyễn Khánh phải ra tận nơi, lệnh cho máy bay lên thẳng, xe tăng, xe bọc thép đàn áp quần chúng tay không. Đc biệt, trên 10.000 thanh niên, học sinh và đng bào Phật tử đã xuống đường đu tranh chống bắt lính, chống quân sự hóa học đường, vạch mặt lực lượng mật vụ, chỉ điểm do đch cài cắm trong trường học, chống tàn dư “Đng cần lao nhân vị” của Ngô Đình Diệm. Trên 1.700 đng bào ven biển Phù Cát, Tuy Phước dùng 220 ghe thuyền chở người chết, người bị thương tiến vào Quy Nhơn đu tranh, đch phải dùng máy bay lên thẳng và hải thuyền đ đi phó8
Ngày 7-12-1964, thực hiện Nghị quyết Đi hội VI Đng bộ tỉnh, các lực lượng vũ trang, dân quân du kích trong toàn tỉnh đng loạt tiến công hệ thống cứ điểm trên tuyến phòng thủ của đch dọc tỉnh lộ Bồng Sơn-An Lão và chi khu quân sự An Lão. Trong vòng 2 ngày, đã loại khỏi vòng chiến đu gần 700 tên đch, diệt 2 đi đi bảo an, 1 trung đi pháo binh, 1 trung đi xe M113, đánh thiệt hại nặng 2 tiểu đoàn cộng hòa, làm tan rã 14 trung đi dân vệ, giải phóng chi khu quận lỵ và toàn bộ thung lũng An Lão với 11.000 dân. Phối hợp với tiến công quân sự, quần chúng nhân dân các huyện An Lão, Hoài Ân, Hoài Nhơn nổi dậy đu tranh chính trị phá 20 ấp chiến lược, tham gia truy bắt 125 lính tề điệp9.
Bước sang năm 1965, trước nguy cơ phá sản hoàn toàn của chiến lược “Chiến tranh đc biệt”, Mỹ âm mưu đưa một số đơn vị viễn chinh sang Việt Nam, chuẩn bị đ quân ồ ạt vào miền Nam. Tại Bình Đnh, Mỹ tăng cường cố vấn và nhân viên kỹ thuật, đưa các đơn vị thiện chiến vào chiếm đu cầu Quy Nhơn, tăng cường lực lượng quân đi  ngụy tại đa phương. Đ chống lại âm mưu của đch, đu năm 1965, phối hợp chặt chẽ với tiến công quân sự, quần chúng nhân dân khắp nơi trong tỉnh Bình Đnh nổi dậy mở liên tiếp 130 cuộc đu tranh chính trị với 115.000 lượt người tham gia, trong đó có cuộc biểu tình nhập thị và 29 cuộc biểu tình vào 7 quận lỵ đng bằng. Nổi bật trong đt tấn công chính trị lần này, ngày 25-1-1965, trong khi hơn 3.500 dân thị xã Quy Nhơn, các vùng phụ cận xuống đường chống chính quyền Khánh-Hương, thì hơn 50.000 lượt đng bào của 7 huyện đng bằng dưới hình thức “chợ nhồi”10, vừa loan tin chiến thắng của ta và vận đng binh lính đch, vừa đu tranh đòi tự do đi lại đón Xuân Ất Tỵ. Đến ngày 6-2-1965, hơn 6.000 người từ các xã kéo về Bồng Sơn và Tam Quan, vây chặt các cơ quan chính quyền Sài Gòn đa phương. Sáng ngày 11-2-1965, phối hợp với đòn tập kích lính Mỹ tại khách sạn Việt Cường, gần 3.000 dân các xã Đông Bắc Tuy Phước và Đông Nam Phù Cát, các vùng phụ cận, bằng hai đường biển, bộ tiến vào thị xã Quy Nhơn10. Đến giữa năm 1965, dưới sự chỉ đo linh hoạt và sáng tạo của các cấp bộ Đng đa phương, quân và dân Bình Đnh đã giành được những kết quả quan trọng trong đu tranh chính trị: mở 1.756 cuộc mít tinh, biểu tình không trực diện, có gần 1.000.000 quần chúng tham gia; tổ chức 287 cuộc đu tranh trực diện tập thể, trong đó có 14 cuộc đu tranh đến cấp tỉnh, 49 cuộc đến quận với gần 65.000 người tham gia11.
Đu tranh chính trị đã trở thành mũi tiến công sắc bén và lợi hại, kết hợp chặt chẽ với đu tranh quân sự và binh vận, tạo thành sức mạnh tổng hợp của chiến tranh nhân dân ở đa phương, đánh bại các âm mưu, thủ đoạn càn quét lấn chiếm và “bình đnh” nông thôn của đch, góp phần xứng đáng cùng quân và dân miền Nam đánh bại những biện pháp chiến lược và chiến thuật chiến tranh chủ yếu của Mỹ và chính quyền Sài Gòn trong chiến lược “Chiến tranh đc biệt”.
 
 
 
1. Ban Chấp hành Đng bộ tỉnh Bình Đnh: Đ cương Sơ kết phong trào cách mạng tỉnh Bình Đnh 1954-1970, tài liệu lưu tại Văn phòng Tỉnh ủy Bình Định,12-1970, tr. 9
2, 11. Tỉnh ủy Bình Đnh: Nghị quyết Hội nghị Tỉnh ủy mở rộng, tài liệu lưu tại Văn phòng Tỉnh ủy Bình Đnh, 7-1965, tr. 2-3,5
3. Tỉnh ủy Bình Đnh: Nghị quyết Hội nghị Tỉnh ủy mở rộng tháng 4-1964, tài liệu lưu tại Văn phòng Tỉnh ủy Bình Đnh, 1964, tr. 15
4, 7. Ban Chấp hành Đng bộ tỉnh Bình Đnh: Tổng kết tình hình chống Mỹ cứu nước trong 19 năm qua, tài liệu lưu tại Văn phòng Tỉnh ủy bình Đnh, 30-8-1973, tr. 10, 10
5, 6. Ban Chấp hành Đng bộ tỉnh Bình Đnh: Nghị quyết Hội nghị Tỉnh ủy mở rộng, tài liệu lưu tại Văn phòng Tỉnh ủy Bình Đnh, 11-3-1965, tr. 4, 9
8. Đng Cộng sản Việt Nam: Công tác binh đch vận trên chiến trường Bình Đnh trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954-1975), Nxb Tổng hợp Bình Đnh, 2004, tr. 55
9. Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Bình Đnh: 70 năm công tác tuyên giáo của Đng bộ Bình Đnh (1930-2000), Nxb Tổng hợp Bình Đnh, 2004, tr. 136
10. Trong các hình thức đu tranh chính trị, “đi quân tóc dài” tổ chức những cuộc đi “chợ nhồi”, có số lượng người tham gia đông mấy ngàn người, đa số là phụ nữ, được tổ chức chu đáo, có chỉ huy, có phương thức thực hiện. Đi “chợ nhồi” được xem như phương thức do thám, nắm tình hình, đng thái đch đi phó đ ta cảnh giác và có phương thức ứng phó khi tổ chức đu tranh chính thức. Đây là cách đu tranh hiệu quả, vì thấy chợ đông, toàn phụ nữ, binh lính ngụy rất sợ, phải chùn tay đàn áp, vì sợ làm quá, lực lượng này sẽ chuyển sang biểu tình thì chúng trở tay không kịp
11. Đng bộ tỉnh Bình Đnh: Lịch sử Đng bộ tỉnh Bình Đnh (1945-1975), Nxb Tổng hợp Bình Đnh, 1996, T. 2, tr. 103.