Tạp chí Lịch sử Đảng
Menu

Danh mục trao đổi 1

Nâng cao chất lượng kiểm tra, giám sát của chi bộ - Giải pháp để xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh từ cơ sở ở Đảng bộ Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV)

30/11/2024 - 691 lượt xem
Tóm tắt: Đảng bộ Ngân hàng Thương mại cổ phần đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV) là Đảng bộ cấp trên cơ sở trực thuộc Đảng ủy Khối Doanh nghiệp Trung ương. Với 249 chi/đảng bộ trực thuộc, hơn 11.700 đảng viên, Đảng bộ BIDV có 680 chi bộ cơ sở và chi bộ trực thuộc. Trong công tác xây dựng Đảng, Đảng bộ xác định: nâng cao chất lượng kiểm tra, giám sát của chi bộ là một yếu tố quan trọng giúp bảo đảm các nguyên tắc, quy định của Đảng được thực hiện nghiêm túc từ chi bộ, góp phần xây dựng chi bộ, Đảng bộ BIDV trong sạch, vững mạnh.

Từ khóa: Đảng bộ BIDV; công tác kiểm tra, giám sát; chi bộ; xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh

Đảng bộ Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam lãnh đạo công tác Đoàn và phong trào thanh niên phát huy vai trò thế hệ trẻ, lực lượng kiến tạo tương lai, viết tiếp những trang sử vàng của BIDV

30/11/2024 - 704 lượt xem
Tóm tắt: Để Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh xứng đáng là trường học xã hội chủ nghĩa của thanh niên, là đội dự bị tin cậy của Đảng thì sự nghiệp cách mạng đòi hỏi phải không ngừng tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Đoàn thanh niên. Là ngân hàng thương mại lâu đời nhất tại Việt Nam với bề dày lịch sử gần 70 năm xây dựng và trưởng thành, Đảng bộ Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) luôn đề cao tầm quan trọng của việc tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác Đoàn và phong trào thanh niên, để thanh niên thực sự phát huy vai trò là lực lượng kiến tạo tương lai, viết tiếp những trang sử truyền thống hào hùng của BIDV.

Từ khoá: Đảng bộ Ngân hàng BIDV; công tác Đoàn; phong trào Đoàn

Đấu tranh chống cưỡng ép di cư và gián điệp, phản động, biệt kích ở tỉnh Thanh Hóa (1954-1975)

25/11/2024 - 1.265 lượt xem
Tóm tắt: Thanh Hoá là một tỉnh lớn, đất rộng, người đông, có cả vùng biển, vùng đồng bằng, trung du, miền núi và vùng biên giới giáp với nước bạn Lào. Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, Thanh Hóa là của hậu phương lớn miền Bắc, có nhiều thuận lợi trong xây dựng phát triển kinh tế, xã hội. Đồng thời, cũng phải đối mặt với nhiều khó khăn, phức tạp về an ninh, trật tự do sự chống phá của các thế lực phản động, nhất là hoạt động, cưỡng ép di cư, gián điệp, biệt kích của Mỹ và chính quyền tay sai ở miền Nam gây ra. Quán triệt chủ trương của Trung ương Đảng về giữ vững tình hình an ninh, chính trị, chống cưỡng ép di cư, gián điệp, biệt kích, bảo đảm an ninh, trật tự, trong giai đoạn 1954- 1975, Đảng bộ, quân và dân tỉnh Thanh Hóa đã phát huy vai trò của khối đoàn kết toàn dân, đẩy mạnh đấu tranh chống cưỡng ép di cư và gián điệp, phản động, biệt kích xâm nhập, bảo vệ vững chắc công cuộc xây dựng địa phương và chi viện cho tiền tuyến miền Nam, góp phần vào thắng lợi chung của toàn dân tộc.

Từ khóa: Thanh Hóa; chống cưỡng ép di cư, gián điệp, biệt kích; 1954-1975

Hoạt động buôn bán của phụ nữ ở chợ truyền thống vùng nông thôn châu thổ sông Hồng thời kỳ đổi mới - một số nghiên cứu bước đầu

25/11/2024 - 318 lượt xem
Tóm tắt: Quá trình thực hiện đường lối đổi mới của Đảng từ Đại hội VI từ năm 1986 đến nay, đã tạo được những chuyển biến tích cực và làm thay đổi mọi mặt trong đời sống kinh tế, xã hội cũng như văn hoá của Việt Nam. Trong dòng chảy đó, hoạt động buôn bán của phụ nữ nông thôn vùng châu thổ sông Hồng có nhiều khởi sắc, góp phần vào việc phát triển kinh tế của gia đình và địa phương. Bài viết phân tích những kết quả nghiên cứu của một số học giả nước ngoài về hoạt động buôn bán của những người phụ nữ ở đồng bằng sông Hồng thời kỳ đổi mới; rút ra số nhận xét và giải pháp.

Từ khóa: Hoạt động buôn bán; chợ truyển thống; nông thôn châu thổ sông Hồng

Bàn thêm về Đảng Cộng sản Việt Nam trong điều chỉnh đường lối cách mạng (1976-1991)

06/11/2024 - 2.033 lượt xem
Lời Ban biên tập: Lịch sử cho thấy, 94 năm qua, từ nhận thức và qua những hoạt động thực tiễn, Đảng đã có những điều chỉnh để đường lối cách mạng đúng đắn và phù hợp với thực tiễn và thúc đẩy phong trào cách mạng phát triển. Chủ động sáng tạo, xuất phát từ thực tiễn để xác định đường lối, lấy sự phù hợp với thực tiễn là tiêu chí để đánh giá tính đúng đắn của đường lối và kịp thời điều chỉnh, bổ sung là bài học kinh nghiệm lịch sử của Đảng. Bài viết nghiên cứu về Đảng điều chỉnh đường lối cách mạng với những sự kiện lịch sử đã minh chứng, với góc nhìn về Đảng dũng cảm nhìn thẳng sự thật, tự chỉnh đốn, theo tinh thần của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Một Đảng mà giấu giếm khuyết điểm của mình là một Đảng hỏng. Một Đảng có gan thừa nhận khuyết điểm của mình, vạch rõ những cái đó, vì đâu mà có khuyết điểm đó, để rồi tìm mọi cách để sửa chữa khuyết điểm đó. Như thế là một Đảng tiến bộ, mạnh mẽ, chắc chắn và chân chính”.

Từ khóa: Đảng Cộng sản Việt Nam, đường lối, phù hợp, thực tiễn, đổi mới, sáng tạo

Xây dựng, bảo vệ hệ thống điện lực miền Bắc trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954-1975)

26/10/2024 - 487 lượt xem
Tóm tắt: Trong quá trình lãnh đạo phát triển kinh tế-xã hội, Đảng luôn nhận thức rõ vai trò của điện lực đối với sản xuất và đời sống, đặc biệt trong quá trình thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa xã hội chủ nghĩa. Bài viết làm rõ những chủ trương của Đảng nhằm khôi phục, xây dựng và bảo vệ hệ thống điện lực miền Bắc trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954-1975). Từ đó khẳng định vai trò của điện lực đối với công cuộc xây dựng hậu phương lớn miền Bắc xã hội chủ nghĩa, góp phần chi viện cho tiền tuyến lớn miền Nam.

Từ khóa: Chủ trương của Đảng, điện lực, miền Bắc, kháng chiến chống Mỹ, 1954-1975

Chủ trương của Đảng và nỗ lực của Hồ Chí Minh về tranh thủ sự ủng hộ, giúp đỡ của Đảng Cộng sản và nhân dân Pháp đối với cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam (1945 - 1954)

25/10/2024 - 4.598 lượt xem
Tóm tắt: Ngay từ khi Đảng ra đời, Cương lĩnh chính trị đầu tiên (năm 1930) của Đảng đã xác định cách mạng Việt Nam là một bộ phận của cách mạng thế giới, đoàn kết chặt chẽ với các dân tộc bị áp bức và giai cấp vô sản thế giới. Nêu cao tinh thần tăng cường đoàn kết quốc tế, giữ vững hòa bình, dân chủ tiến bộ, tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ của nhiều lực lượng, nhiều phong trào và các nước trên thế giới, Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã lãnh đạo cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 - 1954) giành được thắng lợi vẻ vang. Sự đúng đắn của chủ trương tranh thủ sự ủng hộ, giúp đỡ của các đảng cộng sản và công nhân quốc tế, trong đó có Đảng Cộng sản Pháp và nhân dân Pháp, góp phần vào thắng lợi cuộc kháng chiến của dân tộc Việt Nam.

Từ khóa: Chủ trương của Đảng; tranh thủ sự ủng hộ, giúp đỡ; Đảng Cộng sản và nhân dân Pháp; kháng chiến chống Pháp

Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo thực hiện cải cách hành chính nhà nước (2011-2021)

25/10/2024 - 1.405 lượt xem
Tóm tắt: Cải cách nền hành chính quốc gia là một yêu cầu cấp bách, một nhiệm vụ trọng yếu trong xây dựng Nhà nước pháp quyền thực sự của dân, do dân và vì dân, dưới sự lãnh đạo của Đảng. Trong những năm 2011- 2021, Đảng tiếp tục lãnh đạo đẩy mạnh cải cách hành chính nhà nước, xây dựng nền hành chính nhà nước theo hướng dân chủ, chuyên nghiệp, hiện đại, tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả, liêm chính, phục vụ nhân dân và đạt được một số thành tựu quan trọng

Từ khóa: Đảng cộng sản Việt Nam; cải cách hành chính nhà nước; 2011-2021

Phát triển giáo dục phổ thông ở tỉnh Hà Nam (2010-2024) - Thực trạng và một số giải pháp

14/10/2024 - 920 lượt xem
Tóm tắt: Tỉnh Hà Nam nằm trong top 10 tỉnh dẫn đầu cả nước về chất lượng giáo dục và đào tạo. Để hoàn thành mục tiêu xây dựng tỉnh trở thành trung tâm đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao của vùng đồng bằng sông Hồng và cả nước, trên cơ sở những kết quả quan trọng đã đạt được trong giai đoạn 2010-2024, tỉnh Hà Nam tiếp tục triển khai đồng bộ nhiều giải pháp có trọng tâm, trọng điểm về phát triển giáo dục phổ thông đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, góp phần nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân tài, thúc đẩy kinh tế-xã hội của địa phương phát triển nhanh và bền vững, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.

Từ khóa: Giáo dục và đào tạo; giáo dục phổ thông; tỉnh Hà Nam

Quá trình thực hiện chính sách dân tộc của tỉnh Đắk Lắk (2003 - 2024)

30/09/2024 - 2.095 lượt xem
Tóm tắt: Đắk Lắk là tỉnh ở trung tâm khu vực Tây Nguyên, có vị trí địa lý đặc biệt quan trọng về an ninh, chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội, quốc phòng của cả nước. Tỉnh Đắk Lắk ngày nay được chia tách từ tỉnh Đắk Lắk trước đây theo Nghị quyết số 22/2003/QH11, ngày 26-11-2003, của Quốc hội khóa XI. Tổng diện tích tự nhiên của tỉnh là 13.125,37 km2, dân số khoảng 1,9 triệu người, với 49 dân tộc cùng sinh sống, chiếm 35,7% tổng dân số, trong đó các các dân tộc thiểu số tại chỗ, như Êđê, Giarai, Mnông phân bố ở đều khắp các xã, phường, thị trấn trên địa bàn toàn tỉnh. Qua hơn 20 năm (2003-2024), thực hiện chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước, tỉnh Đắk Lắk đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, tạo ra bước tiến đáng kể về kinh tế, văn hóa, ổn định chính trị và an sinh xã hội. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được, vẫn còn một số khó khăn, hạn chế.

Từ khóa: Chính sách dân tộc; dân tộc thiểu số; tỉnh Đắk Lắk; 2003 - 2024

Chủ trương của Đảng về phát triển nông nghiệp, bảo đảm an ninh lương thực (2008-2023)*

30/09/2024 - 1.613 lượt xem
Tóm tắt: Lương thực là nhu cầu thiết yếu của con người và là vấn đề quan trọng của mỗi quốc gia. Việt Nam là quốc gia có điều kiện thuận lợi phát triển nông nghiệp, bảo đảm an ninh lương thực cho nhân dân. Trong những năm 2008-2023, Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách phát triển nông nghiệp nhằm bảo đảm an ninh lương thực, phù hợp với tình hình thực tế, góp phần vào việc ổn định tình hình kinh tế - xã hội của đất nước. Bài viết làm rõ chủ trương của Đảng và chính sách của Nhà nước về phát triển nông nghiệp, đảm bảo an ninh lương thực trong những năm 2008-2023; những kết quả đạt được và đề xuất một số vấn đề cần tiếp tục thực hiện trong thời gian tới.

Từ khóa: Chủ trương của Đảng; phát triển nông nghiệp; an ninh lương thực; 2008-2023

Một số giải pháp phát hiện, bồi dưỡng, tổng kết, nhân rộng điển hình tiên tiến nhằm đổi mới công tác thi đua, khen thưởng trong khối các cơ quan của Đảng*

25/09/2024 - 1.391 lượt xem
Tóm tắt: Phát hiện, bồi dưỡng, tổng kết, nhân rộng điển hình tiên tiến nhằm đổi mới công tác thi đua, khen thưởng trong phong trào thi đua khối các cơ quan của Đảng từ năm 2014 đến nay là nội dung, biện pháp quan trọng để nâng cao chất lượng công tác thi đua, khen thưởng ở nước ta hiện nay. Bài viết tập trung làm rõ những giải pháp cơ bản để nâng cao hơn nữa công tác phát hiện bồi dưỡng, tổng kết, nhân rộng điển hình tiên tiến nhằm đổi mới công tác thi đua, khen thưởng trong phong trào thi đua khối các cơ quan của Đảng trong thời gian tới, góp phần vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa

Từ khoá: Giải pháp; phát hiện, bồi dưỡng; điển hình tiên tiến; phong trào thi đua; khối các cơ quan của Đảng

Kết quả và kinh nghiệm thực hiện an sinh xã hội của tỉnh Bình Định (2012-2022)

31/08/2024 - 11.141 lượt xem
Tóm tắt: An sinh xã hội là các chính sách, chương trình của Nhà nước hỗ trợ phúc lợi cho người dân. Ngày 10-6-2012, Ban Chấp hành Trung ương ban hành Nghị quyết số 15-NQ/TW, Hội nghị Trung ương 5 khóa XI “Một số vấn đề về chính sách xã hội giai đoạn 2012-2020”. Nghị quyết đã đưa ra những quan điểm, chủ trương của Đảng về an sinh xã hội mở đường cho việc thực hiện an sinh xã hội bước vào giai đoạn mới. Bình Định là tỉnh duyên hải Nam Trung bộ, chịu nhiều ảnh hưởng của cuộc chiến tranh chống Mỹ, cứu nước.Trên cơ sở đó, Đảng bộ tỉnh Bình Định đã quán triệt lãnh đạo đẩy mạnh thực hiện thực hiện an sinh xã hội và đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, những kinh nghiệm quý.

Từ khóa: Tỉnh Bình Định; an sinh xã hội; kết quả và kinh nghiệm; 2012 - 2022

Khu Vĩnh Linh chiến đấu chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ (1965 - 1968), chi viện sức người, sức của, góp phần giải phóng tỉnh Quảng Trị năm 1972

31/08/2024 - 1.688 lượt xem
Tóm tắt: Ngày 28-5-1955, Ban Bí thư Trung ương ra Nghị quyết số 16-NQ/TW thành lập Đảng uỷ Khu Vĩnh Linh ngang hàng với đảng ủy cấp tỉnh. Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, từ năm 1965, đế quốc Mỹ leo thang bắn phá miền Bắc, địa bàn Khu Vĩnh Linh đã phải hứng chịu một khối lượng bom đạn khổng lồ. Với tinh thần “một tấc không đi, một ly không rời” của tuyến đầu của hậu phương miền Bắc, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ Khu Vĩnh Linh, quân và dân trên địa bàn đã anh dũng chiến đấu chống chiến tranh phá hoại của Mỹ và làm tốt nghĩa vụ hậu phương đối với miền Nam; đóng góp sức người, sức của, góp phần giải phóng hoàn toàn tỉnh Quảng Trị (1972).

Từ khóa: Khu Vĩnh Linh; chiến tranh phá hoại; chi viện sức người, sức của; giải phóng Quảng Trị

Tỉnh Thừa Thiên Huế thực hiện công tác bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa (2010-2024)

31/08/2024 - 2.775 lượt xem
Tóm tắt: Tỉnh Thừa Thiên Huế là địa phương có nhiều di sản văn hóa được UNESCO công nhận là di sản thế giới và di sản khu vực. Bên cạnh đó là hệ thống phong phú và đa dạng các loại hình di tích lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh, khảo cổ… được xếp hạng di sản cấp quốc gia và cấp tỉnh. Trong quá trình xây dựng tỉnh Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương, phát huy giá trị của các di sản văn hóa được xác định là nguồn lực đặc biệt quan trọng, là động lực phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh. Giai đoạn 2010-2024, Đảng bộ, chính quyền tỉnh Thừa Thiên Huế đã đề ra nhiều chủ trương, chính sách đẩy mạnh công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa Huế, tạo ra sự phát triển bền vững của đô thị di sản, đạt nhiều kết quả quan trọng và để lại nhiều bài học kinh nghiệm có giá trị.

Từ khóa: Thừa Thiên Huế; di sản văn hóa; bảo tồn, phát huy giá trị

Đào tạo nghề cho lao động nông thôn (1986 - 2024) - Một số kết quả và kinh nghiệm

31/08/2024 - 736 lượt xem
Tóm tắt: Nông nghiệp, nông dân, nông thôn có vị trí chiến lược quan trọng trong quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, trong đó, vấn đề đào tạo nghề cho lao động nông thôn luôn được Đảng quan tâm và chỉ đạo sát sao, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân. Trước bối cảnh tác động của Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, ngày 10-7-2024, Ban Bí thư đã ban hành Chỉ thị số 37-CT/TW “Về đổi mới công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn”, cho thấy Đảng ngày càng nhận thức sâu sắc hơn về vấn đề đào tạo nghề cho lao động nông thôn trong tình hình mới. Bài viết tập trung làm rõ chủ trương của Đảng từ năm 1986 đến năm 2024 về công tác đào tạo nghề cho lao động ở nông thôn, những kết quả đạt được và đúc rút một số kinh nghiệm trong quá trình lãnh đạo của Đảng.

Từ khóa: Đào tạo nghề; lao động nông thôn; kết quả; kinh nghiệm; 1986-2024

Tư duy lý luận của Đảng về phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa trong thời kỳ đổi mới

29/08/2024 - 6.567 lượt xem
Tóm tắt: Trong quá trình thực hiện đường lối đổi mới từ năm 1986 đến nay, Việt Nam đã chuyển đổi thành công từ thể chế kinh tế kế hoạch hóa tập trung, quan liêu bao cấp sang thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Quá trình chuyển đổi thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam là sự đột phá tư duy lý luận của Đảng. Thực hiện phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng trên các lĩnh vực, nhất là lĩnh vực kinh tế. Đó là kết quả của quá trình nhận thức, tìm tòi, sáng tạo của Đảng. Bài viết tập trung làm rõ quá trình phát triển tư duy lý luận của Đảng về phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa từ năm 1986 đến nay và những thành tựu đạt được.

Từ khóa: Tư duy lý luận; kinh tế thị trường; đổi mới

Đường Hồ Chí Minh - đường trường sơn trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước

27/08/2024 - 7.386 lượt xem
Tóm tắt: Tháng 5-1959, Đảng quyết định thành lập Đoàn 559, mở con đường bí mật xuyên dãy Trường Sơn để bảo đảm yêu cầu chi viện cho cách mạng miền Nam. Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, con đường mang tên Hồ Chí Minh - đường Trường Sơn đóng vai trò to lớn, chi viện sức người, sức của từ hậu phương lớn miền Bắc cho tiền tuyến lớn miền Nam và chiến trường Lào, Campuchia, góp phần đưa cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước đến thắng lợi.

Từ khóa: Đường Hồ Chí Minh - đường Trường Sơn; Đoàn 559; kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.

Quân và dân Tây Nguyên phối hợp “chia lửa” với mặt trận Điện Biên Phủ

31/07/2024 - 468 lượt xem
Tóm tắt: Tây Nguyên là địa bàn chiến lược quan trọng ở Nam Đông Dương, để ngăn cản cuộc hành quân Átlăng nhằm đánh chiếm, bình định vùng tự do Liên khu V của quân Pháp, Trung ương Đảng và Bộ Tổng tham mưu quyết định lựa chọn Tây Nguyên là một trong những hướng tấn công của quân ta trong cuộc tiến công chiến lược Đông - Xuân 1953-1954. Mặc dù còn nhiều khó khăn, song dưới sự lãnh đạo của Khu ủy Khu V, quân và dân Tây Nguyên đã chiến đấu mưu trí và kiên cường, chủ động tấn công quân Pháp trên toàn vùng, tiêu biểu là chiến dịch đánh quân Pháp ở Bắc Tây Nguyên và phát triển chiến tranh du kích rộng khắp vùng, buộc quân Pháp phải điều lực lượng đi đối phó, góp phần làm cho kế hoạch H. Navarre của Pháp bị đảo lộn. Với tinh thần chiến đấu kiên cường, quân và dân Tây Nguyên đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ “chia lửa” với cả nước, góp phần làm nên chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ năm 1954.

Từ khóa: Tây Nguyên; Điện Biên Phủ; Đông Dương; Đông - Xuân 1953 -1954

Quá trình Đảng lãnh đạo đàm phán, ký kết và đấu tranh đòi thi hành Hiệp định Genève

30/07/2024 - 2.052 lượt xem
Tóm tắt: Đấu tranh ngoại giao của Việt Nam để kết thúc cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp chủ yếu diễn ra ở Hội nghị Genève (Thụy Sĩ), một hội nghị quốc tế đa phương nhằm giải quyết vấn đề Đông Dương. Tại hội nghị này, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tham gia với tư cách là khách mời. Thỏa thuận đạt được ở Hội nghị không chỉ phản ánh kết quả của đấu tranh quân sự của Việt Nam, mà còn phụ thuộc vào ý đồ chiến lược của các bên tham gia đàm phán, dù họ không trực tiếp tham chiến. Trong trường hợp này, Đảng Lao động Việt Nam đã cố gắng tối đa, bao gồm cả việc kết hợp giữa đấu tranh tại hội nghị ở ngoài nước và lãnh đạo về tư tưởng ở trong nước từ giai đoạn chuẩn bị đàm phán, thực hiện đàm phán, ký kết hiệp định đến việc đấu tranh đòi thi hành những điều đã cam kết.

Từ khóa: Đảng lãnh đạo; đàm phán; ký kết; đấu tranh; Hiệp định Genève