Tạp chí Lịch sử Đảng
Menu

Những vấn đề chung

Vai trò của Liên Xô trong đàm phán và ký kết Hiệp định Pari (1968-1973)

16/01/2024 - 2.093 lượt xem
Ngày 27-1-1973, Hiệp định Pari được ký kết sau một chặng đường dài đấu trí, đấu lực cam go giữa Việt Nam Dân chủ Cộng hòa với Chính phủ Hoa Kỳ trên một thế trận hết sức phức tạp, khó khăn. Trong tiến trình đi đến ký kết Hiệp định, Liên Xô - quốc gia không có tên trong thành phần đàm phán, song với uy tín, vị trí quốc tế quan trọng, to lớn, đã có vai trò, ảnh hưởng đặc biệt đối với các bên tham gia đàm phán, góp phần kết thúc thắng lợi Hội nghị Pari.

Từ khoá: Liên Xô; Hiệp định Pari

Từ trận “Điện Biên Phủ trên không” đến Hiệp định Pari năm 1973

16/01/2024 - 1.796 lượt xem
Tối 18-12-1972, hàng đàn máy bay B.52 của Mỹ tiến vào bầu trời Hà Nội, mở đầu cuộc oanh kích mang mật danh Linebacker 2 (Tiền vệ 2), thường được gọi là “Đợt ném bom Lễ Giáng sinh”. Sau 12 ngày đêm kiên cường chống trả của quân dân ta, trận đánh mang một cái tên đi vào lịch sử - trận “Điện Biên Phủ trên không”. Ngày 27-1-1973, tại Pari, bốn đoàn đàm phán: Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam và Hoa Kỳ, Việt Nam Cộng hòa ký vào bản “Hiệp định về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam”, thường gọi tắt là “Hiệp định Pari về Việt Nam năm 1973”. Hai sự kiện cách nhau chừng một tháng, xa nhau về địa lý - Hà Nội và Pari - nhưng có mối liên hệ với nhau như thế nào? Có thể thấy trong vấn đề này những luận điểm khác nhau giữa các học giả nghiên cứu về chiến tranh Việt Nam.

Từ khoá: Điện Biên Phủ trên không; Hiệp định Pari

Đảng lãnh đạo thành lập Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam

30/12/2023 - 1.489 lượt xem
Tóm tắt: Thắng lợi to lớn của quân và dân hai miền Nam - Bắc trong năm 1968 đã làm thất bại chiến lược “Chiến tranh cục bộ”, buộc đế quốc Mỹ phải ngồi vào bàn đàm phán với ta ở Hội nghị Paris và từng bước chuyển sang thực hiện chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”, rút quân Mỹ và quân Đồng minh của Mỹ ra khỏi chiến trường Việt Nam. Nhằm đoàn kết các lực lượng chống đế quốc Mỹ và chính quyền thân Mỹ ở miền Nam, đáp ứng yêu cầu phát triển của cách mạng, nhất là trong đấu tranh ngoại giao, Trung ương Đảng chủ trương thành lập Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam. Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam ra đời là một sự kiện quan trọng có ý nghĩa to lớn của nhân dân miền Nam.

Từ khóa: Sự lãnh đạo của Đảng; Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam

Bài học về xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân, quân đội nhân dân, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong mọi tình huống

22/12/2023 - 6.730 lượt xem
Tóm tắt: Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sáng lập, xây dựng, giáo dục và rèn luyện lực lượng vũ trang nhân dân, trong đó có Quân đội nhân dân Việt Nam. Trong sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc, Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã không ngừng chăm lo xây dựng, rèn luyện lực lượng vũ trang nhân dân cách mạng và Quân đội nhân dân Việt Nam cách mạng, trở thành lực lượng nòng cốt cùng với cả dân tộc giành thắng lợi to lớn trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ cùng như trong công cuộc xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa ngày nay.

Từ khóa: Bài học; lực lượng vũ trang nhân dân; Quân đội nhân dân.

Trung ương Cục miền Nam lãnh đạo cuộc tiến công chiến lược năm 1972 ở miền Đông Nam Bộ

29/11/2023 - 2.342 lượt xem
Tóm tắt: Đến giữa năm 1971, thế và lực của cách mạng miền Nam đã được phục hồi và lớn mạnh không ngừng. Trước tình hình đó, Trung ương Đảng chủ trương mở cuộc tiến công chiến lược giành thắng lợi quyết định trong năm 1972 trên nhiều địa bàn ở miền Nam, trong đó Đông Nam Bộ (trong kháng chiến chống Mỹ, các tỉnh thuộc địa bàn Đông Nam Bộ có một số thay đổi, đến tháng 8-1972, Đông Nam Bộ gồm: Đặc khu Sài Gòn-Chợ Lớn-Gia Định và các tỉnh Biên Hòa, Bà Rịa, Long Khánh, Phước Long-Bình Long, Tây Ninh, Bình Dương, Long An) được lựa chọn là một trong những trọng điểm quan trọng. Thực hiện chủ trương của Trung ương Đảng, Trung ương Cục miền Nam đã tập trung lãnh đạo mở chiến dịch quân sự trên toàn địa bàn, giành được nhiều thắng lợi, góp phần vào thắng lợi chung của toàn dân tộc.

Từ khóa: Trung ương Cục; tiến công chiến lược; Đông Nam Bộ; năm 1972.

Ảnh hưởng của Cách mạng Tháng Mười Nga đối với công cuộc đổi mới ở Việt Nam hiện nay

25/11/2023 - 1.510 lượt xem
Tóm tắt: Ngày 25-10-1917 (tức ngày 7-11-1917 theo Công lịch), giai cấp công nhân Nga và nhân dân lao động Nga, dưới sự lãnh đạo của V.I.Lênin đã tiến hành cuộc cách mạng vô sản làm “rung chuyển thế giới”. Đây là một trong những cuộc cách mạng có ý nghĩa vĩ đại nhất, mở ra kỷ nguyên mới trong sự phát triển của xã hội loài người, mở đầu thời đại mới-thời đại quá độ từ CNTB lên CNXH trên phạm vi toàn thế giới. Cuộc cách mạng ấy ngay lập tức đã được triệu triệu người lao động cần lao trên thế giới, trong đó có Việt Nam đồng tình, hưởng ứng. Những giá trị của Cách mạng Tháng Mười Nga vẫn hiện tồn trong công cuộc đổi mới ở Việt Nam hiện nay.

Từ khóa: Cách mạng Tháng Mười Nga; công cuộc đổi mới ở Việt Nam hiện nay

Sự phát triển lý luận của đảng về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội trong thời kỳ đổi mới

25/11/2023 - 5.298 lượt xem
Tóm tắt: Sự nghiệp đổi mới do Đảng khởi xướng và lãnh đạo bắt đầu từ Đại hội VI (1986) của Đảng là một bước ngoặt căn bản trong sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc. Qua hơn 30 năm đổi mới, đất nước đã đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử cả về thực tiễn và lý luận. Về lý luận, dựa trên chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, bám sát sự biến đổi của tình hình thế giới và trong nước, khắc phục những sai lầm giáo điều, chủ quan duy ý chí trước đây, Đảng đã từng bước hình thành hệ quan điểm lý luận về CNXH và con đường đi lên CNXH của nước ta, góp phần cung cấp cơ sở khoa học cho việc hoạch định cương lĩnh, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước. Để thấy rõ bước đột phá trong nhận thức lý luận của Đảng về CNXH, cần so sánh với nhận thức thời kỳ trước đổi mới.

Từ khóa: Lý luận của Đảng về chủ nghĩa xã hội; Con đường đi lên chủ nghĩa xã hội thời kỳ đổi mới