Tạp chí Lịch sử Đảng
Menu

Những vấn đề chung

Nâng cao chất lượng đầu tư nước ngoài (1986-2022) - Chủ trương của Đảng và một số kết quả bước đầu

27/10/2023 - 2.521 lượt xem
Tóm tắt: Đại hội VI (1986) của Đảng chủ trương phát triển đầu tư nước ngoài. Đến Đại hội VIII (1996), Đảng đã đề ra chủ trương nâng cao chất lượng đầu tư trực tiếp của nước ngoài (FDI). Chủ trương này tiếp tục được Đảng bổ sung và không ngừng hoàn thiện và đã trở thành tiêu chí để sàng lọc các dự án FDI, đảm bảo dự án mới phải đóng góp thật sự hiệu quả cho nền kinh tế đất nước, thay vì chỉ tận dụng nguồn lao động giá rẻ và những ưu đãi chính sách. Bài viết trình bày chủ trương của Đảng về thu hút vốn đầu tư nước ngoài qua 2 giai đoạn (1986-2006), (2006-2022) và những kết quả đạt được.

Từ khóa: Chủ trương của Đảng; nâng cao chất lượng; đầu tư nước ngoài; 1986-2022

Đẩy mạnh ứng dụng khoa học và công nghệ trong phát triển kinh tế nông nghiệp (1986 - 2018) từ chủ trương đến thực tiễn

10/10/2023 - 1.156 lượt xem
Tóm tắt: Trong lĩnh vực kinh tế nông nghiệp, khoa học và công nghệ là một trong những yếu tố quyết định tạo nên lợi thế cạnh tranh, đảm bảo sự tăng trưởng cao, phát triển nhanh. Thời kỳ đổi mới, đặc biệt thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập quốc tế, Đảng và Nhà nước đã ngày càng chú trọng đến phát triển, ứng dụng khoa học và công nghệ trên các lĩnh vực, trong đó có phát triển kinh tế nông nghiệp theo hướng hiện đại, bền vững và đã đạt được những thành quả quan trọng.

Từ khóa: Khoa học và công nghệ; kinh tế nông nghiệp

Chuyến thăm Việt Nam của lãnh tụ Cuba Fidel Castro, tháng 9-1973

18/09/2023 - 1.265 lượt xem
Tóm tắt: Trong lịch sử, lãnh tụ Cuba Fidel Castro đã 3 lần sang thăm Việt Nam, đó là vào những năm 1973, 1995, 2003. Trong chuyến thăm chính thức của Fidel Castro từ ngày 12 đến ngày 17-9-1973 diễn ra nhiều hoạt động tại Hà Nội, Quảng Bình, Quảng Trị. Sự kiện có ý nghĩa đặc biệt là ông tới thăm vùng giải phóng Quảng Trị (15-9-1973) đã khắc ghi tình cảm nồng ấm của lãnh tụ Cuba dành cho nhân dân Việt Nam, biểu thị tình đoàn kết đặc biệt sâu đậm trong quan hệ giữa hai Đảng, hai Chính phủ và nhân dân hai nước Việt Nam - Cuba, Cuba - Việt Nam.

Từ khoá: Fidel Castro; Hà Nội; Quảng Bình; Quảng Trị

Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng Nhà nước của dân, do dân, vì dân trong Hiến pháp năm 1946

12/09/2023 - 9.055 lượt xem
Tóm tắt: Từ những ngày đầu mới thành lập Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, nay là nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Hồ Chí Minh khẳng định: Nước ta là nước dân chủ. Bao nhiêu quyền hạn đều của dân. Tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân thể hiện sự nhất quán, tầm nhìn vượt thời đại và có giá trị vững bền, trở thành cơ sở lý luận cho việc xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay.

Từ khóa: tư tưởng Hồ Chí Minh; Nhà nước của dân, do dân, vì dân; Hiến pháp năm 1946.

Tuyên ngôn độc lập - Từ quyền tự nhiên của con người đến quyền độc lập, tự do của dân tộc

12/09/2023 - 799 lượt xem
Tóm tắt: Ngày 2-9-1945, Hồ Chí Minh đã đọc Tuyên ngôn Độc lập, khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa nay là nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Tuyên ngôn Độc lập khẳng định: “Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thực đã thành một nước tự do và độc lập. Toàn thể dân Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mệnh và của cải để giữ vững quyền tự do và độc lập ấy”1.
Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng, Hồ Chí Minh đã thấm nhuần tư tưởng vĩ đại của cha ông, gìn giữ non sông, bảo vệ chủ quyền, xây đắp nền văn hiến. Sau nhiều năm tháng bôn ba hải ngoại tìm đường cứu nước, Hồ Chí Minh đã tiếp xúc với nhiều phong trào đấu tranh, tiếp nhận nhiều luồng tư tưởng tiến bộ của nhân dân thế giới. Trong Tuyên ngôn Độc lập, Người đã đề cập những chân lý phổ biến của cách mạng thế giới, từ đó khẳng định quyền độc lập, tự do thiêng liêng của dân tộc Việt Nam.

Từ khóa: Tuyên ngôn Độc lập; 2-9-1945; quyền tự nhiên của con người; quyền độc lập, tự do; dân tộc

Sự lãnh đạo của Trung ương Cục miền Nam đối với Đảng bộ, quân, dân miền Tây Nam Bộ trong những năm 1951-1954

30/08/2023 - 1.917 lượt xem
Tháng 6-1951, Trung ương Cục miền Nam được thành lập trực tiếp lãnh đạo cách mạng miền Nam, cũng là thời gian phong trào kháng chiến ở Nam Bộ đang gặp rất nhiều khó khăn do những thủ đoạn bình định của địch và cả những khuyết điểm của ta trong chỉ đạo kháng chiến. Để giữ vững chiến tranh du kích, ứng phó với những biện pháp quân sự mới của đối phương, Trung ương Cục quyết định một loạt vấn đề về tổ chức và xây dựng lực lượng vũ trang; tiếp tục xây dựng, bảo vệ hệ thống căn cứ địa Nam Bộ, chống lại các cuộc tấn công ngày càng gia tăng của địch.

Từ khoá: Trung ương Cục miền Nam; miền Tây Nam Bộ; 1951-1954

Xứ ủy Nam Bộ và Trung ương Cục miền Nam xây dựng nền kinh tế kháng chiến ở Nam Bộ (1945-1954)

27/08/2023 - 1.162 lượt xem
Tóm tắt: Xây dựng kinh tế kháng chiến là một nhiệm vụ quan trọng của nhân dân Nam Bộ dưới sự lãnh đạo của Đảng, trực tiếp là Xứ ủy Nam Bộ và Trung ương Cục miền Nam trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược. Căn cứ vào đường lối kháng chiến của Đảng, xuất phát từ thực tiễn chiến trường Nam Bộ, nền kinh tế kháng chiến ở Nam Bộ được thực hiện theo phương châm: phát huy mọi khả năng, điều kiện sản xuất nhằm đảm bảo tự cung tự cấp, không trông chờ ỷ lại, đặc biệt là ở những vùng căn cứ; sản xuất, tiết kiệm, phải dựa vào nhân dân, tin ở nhân dân để giải quyết mọi vấn đề; tăng gia sản xuất và tiết kiệm, phải lấy nông nghiệp làm chủ yếu... nhằm thực hiện mục tiêu cách mạng giải phóng dân tộc và thực hiện từng bước các nhiệm vụ dân chủ trong hoàn cảnh kháng chiến.

Từ khóa: Kinh tế kháng chiến; Nam Bộ; Xứ ủy Nam Bộ, Trung ương Cục miền Nam; 1945-1954

Tầm vóc của Cách mạng Tháng Tám năm 1945

16/08/2023 - 309 lượt xem
Tóm tắt: Tháng Tám năm 1945, dưới sự lãnh đạo của Đảng và lãnh tụ Hồ Chí Minh, nhân dân Việt Nam đã nhất tề đứng lên tổng khởi nghĩa giành chính quyền. Thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám và sự ra đời của nước Việt Nam độc lập đã đập tan ách thống trị hơn 80 năm của chủ nghĩa thực dân, phát xít tàn bạo, chấm dứt sự tồn tại của chế độ phong kiến; thiết lập nền dân chủ cộng hòa, mở ra kỷ nguyên mới trong lịch sử dân tộc - kỷ nguyên độc lập, tự do, nhân dân lao động làm chủ đất nước. Trải qua 75 năm (1945-2020), nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa nay là nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam đã không ngừng phát triển, trưởng thành thực hiện độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội.

Từ khóa: Cách mạng Tháng Tám năm 1945; nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa; độc lập dân tộc gắn với chủ nghĩa xã hội