Tạp chí Lịch sử Đảng
Menu

Những vấn đề chung

Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tiếp tục đổi mới và nâng cao chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cho đảng và hệ thống chính trị trong giai đoạn mới

30/09/2024 - 920 lượt xem
Tóm tắt: Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh là cơ quan trực thuộc Ban Chấp hành Trung ương Đảng, đặt dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp, toàn diện, thường xuyên của Bộ Chính trị, Ban Bí thư. Nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của Học viện là đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý trung, cao cấp, cán bộ khoa học lý luận chính trị của Đảng, Nhà nước và các tổ chức chính trị - xã hội. Bài viết khái quát những kết quả trong quá trình thực hiện nhiệm vụ chính trị quan trọng này, đồng thời phân tích những yêu cầu đặt ra cùng những nhiệm vụ và giải pháp để nâng cao chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ của Học viện trong giai đoạn mới.

Từ khóa: Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh; công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ; nâng cao chất lượng

Một số kinh nghiệm xây dựng hệ thống tổ chức và phát triển Đảng trong kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 - 1954)

30/09/2024 - 614 lượt xem
Xây dựng, hoàn thiện hệ thống tổ chức và phát triển đảng viên là công tác thường xuyên của Đảng. Trong kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954), hệ thống tổ chức của Đảng được xây dựng và kiện toàn đáp ứng yêu cầu lãnh đạo kháng chiến. Mặc dù còn có những hạn chế nhưng Đảng đã kịp thời khắc phục, nâng cao năng lực lãnh đạo, đưa cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp đi tới thắng lợi.

Từ khoá: Kinh nghiệm; xây dựng hệ thống tổ chức, phát triển đảng viên; xây dựng Đảng

Xây dựng văn hóa Trường Đảng Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh đáp ứng yêu cầu tình hình mới

30/09/2024 - 1.767 lượt xem
Tóm tắt: Trải qua 75 năm (1949-2024) xây dựng và trưởng thành, Trường Đảng Nguyễn Ái Quốc (nay là Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh) đã đạt được nhiều thành tựu to lớn, góp phần quan trọng vào công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ trung, cao cấp của Đảng, Nhà nước, đoàn thể chính trị - xã hội và công tác nghiên cứu lý luận của Đảng. Truyền thống vẻ vang đó đã tạo nên những giá trị văn hóa đặc trưng, trở thành nền tảng tinh thần, động lực và sức mạnh quan trọng để các thế hệ cán bộ, giảng viên, học viên của Học viện tiếp tục phát huy, ra sức học tập, nghiên cứu chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối của Đảng, đáp ứng tốt yêu cầu, đòi hỏi của bối cảnh, tình hình mới hiện nay.

Từ khóa: Văn hóa Trường Đảng; Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh; đáp ứng yêu cầu mới

Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tăng cường vai trò chủ trì, hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ nghiên cứu, biên soạn lịch sử Đảng

30/09/2024 - 434 lượt xem
Tóm tắt: Là một trong những chức năng, nhiệm vụ quan trọng của Học viện, nghiên cứu, biên soạn lịch sử Đảng được coi là “nhiệm vụ chính trị đặc biệt, trọng tâm, cấp bách và lâu dài” không chỉ tái hiện, làm rõ các chặng đường lịch sử và quá trình hoạt động, lãnh đạo cách mạng Việt Nam của Đảng; khẳng định những thắng lợi, thành tựu qua các thời kỳ, đúc kết những bài học kinh nghiệm, những vấn đề lý luận của cách mạng, cung cấp các luận cứ khoa học để hoạch định đường lối, chính sách, góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng; mà còn làm sống lại, lan tỏa tinh thần, ý chí đấu tranh anh dũng, kiên cường của cán bộ, đảng viên và nhân dân Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng. Qua đó, bồi dưỡng tinh thần yêu nước, khơi dậy và phát huy truyền thống lịch sử hào hùng, vẻ vang của Đảng và dân tộc.

Từ khóa: Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh; chỉ đạo, hướng dẫn; nghiên cứu, biên soạn lịch sử Đảng, lịch sử đảng bộ địa phương; 2002-2024

Liên Xô với cuộc đấu tranh ngoại giao của Việt Nam trong những năm 1954 - 1968

29/09/2024 - 2.041 lượt xem
Tóm tắt: Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, nhân dân Việt Nam đã nhận được sự ủng hộ to lớn và quý báu của nhân dân thế giới, trong đó có Liên Xô, Trung Quốc và các nước xã hội chủ nghĩa khác. Đại hội IV (12-1976) của Đảng đã bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với Liên Xô, Trung Quốc và các nước xã hội chủ nghĩa khác, đã vì tình nghĩa quốc tế vô sản, dành cho nhân dân Việt Nam sự ủng hộ, giúp đỡ toàn diện, to lớn và quý báu. Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, đặc biệt những năm 1954-1968, Liên Xô đã có những tác động, ảnh hưởng không nhỏ đến mặt trận ngoại giao của Việt Nam.

Từ khóa: Liên Xô; đấu tranh ngoại giao, chống Mỹ

Đại hội VI của Đảng và hoạt động lãnh đạo của Ban Chấp hành Trung ương nhiệm kỳ khóa VI (1986-1991)

29/09/2024 - 1.858 lượt xem
Lời Ban Biên tập: Tháng 12-1986, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng đã đề ra đường lối đổi mới toàn diện trên tất cả các lĩnh vực. Trải qua 35 năm thực hiện đường lối đó, chúng ta đã đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử. Những thành tựu đó là sản phẩm kết tinh sức sáng tạo, là kết quả của cả một quá trình nỗ lực phấn đấu bền bỉ, liên tục qua nhiều nhiệm kỳ của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta1.
Tổng kết 35 năm Đảng lãnh đạo công cuộc đổi mới, Tạp chí Lịch sử Đảng trân trọng giới thiệu các kỳ Đại hội của Đảng và hoạt động lãnh đạo của Ban Chấp hành Trung ương mỗi khóa, trong 35 năm qua.

Vấn đề chính quyền cách mạng ở Việt Nam từ Xôviết đến dân chủ cộng hòa

29/09/2024 - 214 lượt xem
Tóm tắt: Chính quyền cách mạng đầu tiên xuất hiện ở Việt Nam là Xôviết Nghệ-Tĩnh, dù chỉ tồn tại một thời gian ngắn nhưng đã để lại dấu ấn tốt đẹp về một chính quyền công nông đầu tiên. Trải qua các giai đoạn khảo nghiệm, tháng 5-1941, Hội nghị Trung ương Đảng quyết định: Sau khi cách mạng giải phóng dân tộc giành được thắng lợi, sẽ xây dựng nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Thực tế 75 năm qua, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (nay là nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam) đã minh chứng việc Đảng lựa chọn kiểu nhà nước này là phù hợp nhất với điều kiện hoàn cảnh lịch sử của Việt Nam.

Từ khóa: Xôviết; dân chủ cộng hòa; chính quyền; nhà nước

Thu hút đầu tư nước ngoài ở Việt Nam - Chủ trương, kết quả và giải pháp

29/09/2024 - 1.161 lượt xem
Tóm tắt: Sau gần 40 năm đổi mới, từ năm 1986 đến nay, đầu tư nước ngoài đã trở thành một bộ phận cấu thành rất quan trọng của nền kinh tế Việt Nam. Nhìn lại tiến trình thu hút đầu tư nước ngoài trong quá trình thực hiện đường lối đổi mới, có thể thấy rằng quyết định mở cửa thu hút đầu tư nước ngoài với việc ban hành Luật Đầu tư nước ngoài năm 1987 là hết sức đúng đắn. Tuy nhiên, cần làm gì để có thể khai thác hiệu quả dòng vốn đầu tư nước ngoài trong thời gian tới là một vấn đề hết sức quan trọng, đặc biệt trong bối cảnh Việt Nam đã hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế nói chung, dòng vốn đầu tư toàn cầu nói riêng. Bài viết làm rõ chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước về thu hút đầu tư nước ngoài; một số kết quả đạt được và đề xuất một số giải pháp nhằm tiếp tục thu hút nguồn lực từ bên ngoài.

Từ khóa: Đầu tư nước ngoài; Luật Đầu tư nước ngoài; FDI; SCCI

Chủ trương của Đảng cộng sản Đông Dương trong xây dựng lực lượng cách mạng giai đoạn 1936-1939

28/09/2024 - 15.109 lượt xem
Tóm tắt: Trước tình hình thế giới và Việt Nam có nhiều chuyển biến, tháng 7-1936, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng họp tại Thượng Hải, đã đề ra đường lối và phương pháp đấu tranh mới, với mục tiêu chủ yếu trước mắt của cách mạng Việt Nam là đấu tranh chống chế độ thuộc địa, chống phát xít và chống chiến tranh, đòi tự do, dân chủ, cơm áo và hòa bình. Bài viết tập trung làm rõ chủ trương của Đảng nhằm xây dựng lực lượng cách mạng, kêu gọi các giai tầng, đảng phái chính trị trong cuộc vận động vì các quyền dân sinh, dân chủ trong những năm 1936-1939.

Từ khóa: Chủ trương; Đảng Cộng sản Đông Dương; xây dựng lực lượng; 1936-1939

Phong trào bình dân học vụ (1945 –1946)

27/09/2024 - 12.352 lượt xem
Tóm tắt: Xây dựng nền giáo dục mới để phục vụ kháng chiến, kiến quốc sau khi giành lại độc lập dân tộc năm 1945, được Đảng, Chính phủ tập trung lãnh đạo thực hiện, trong đó tập trung xóa nạn mù chữ bằng cách phát động Phong trào Bình dân học vụ. Phong trào này đã được toàn dân đồng tình hưởng ứng, khẳng định đường lối đúng đắn của Đảng và Chính phủ, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh; đồng thời thể hiện tinh thần đoàn kết của toàn dân tộc trong công cuộc xây dựng, củng cố và bảo vệ chính quyền cách mạng. Bài viết làm rõ quan điểm của Hồ Chí Minh và chủ trương của Đảng về Phong trào Bình dân học vụ trong nền giáo dục mới; quá trình phát triển của Phong trào Bình dân học vụ (1945-1946).

Từ khóa: Bình dân học vụ; xóa mù chữ; 1945-1946